Chàm khô là bệnh gì? Điều trị như thế nào cho hiệu quả ?

Chàm khô là một trong những loại chàm mà khá nhiều người gặp phải hiện nay. Bệnh thường xuất hiện khi làn da của bạn không đáp ứng được độ ẩm cần thiết. Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng có thể gây nên nhiều hậu quả khó lường. Chính vì vậy bạn nên phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì mới tránh được những vấn đề trên. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ để từ đó có những biện pháp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Chàm khô là gì?

Bệnh chàm khô là gì

Chàm khô là một dạng của bệnh chàm, bệnh thường khởi phát khi lớp sừng keratin của da không được đáp ứng đủ nước. Tình trạng này sẽ khiến cho cấu trúc của làn da mất đi sự cân bằng chính vì vậy mà sẽ làm phát sinh các triệu chứng bên ngoài da như bong tróc, có một số trường hợp còn bị trầy xước da hoặc rướm máu.

Căn bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, chúng phổ biến nhất là ở chân hoặc các đầu ngón tay. Do đó, bạn cũng có thể dựa vào dấu hiệu này để phân biệt chàm khô với các loại chàm khác.

Bệnh chàm có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em cho đến người lớn. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh rất dễ tái phát và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Căn bệnh này có nhiều triệu chứng biểu hiện qua bên ngoài da nghiêm trọng khiến cho nhiều người sợ hãi và gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây không phải là căn bệnh lây nhiễm và không truyền từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc. Chính vì vây, cần loại bỏ tâm lý kỳ thị, xa lánh những bệnh nhân bị chàm để cho người bệnh không bị tự ti và mặc cảm.

Bệnh chàm khô thường trải qua 2 giai đoạn đó chính là:

Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn khi bệnh mới bắt đầu các triệu chứng cũng nhẹ hơn bao gồm: Xuất hiện những lớp da đỏ nổi ban sau đó là hiện tượng bong vảy trắng và có thể kèm theo một số mụn nổi trên da. Khi bệnh ở giai đoạn này thường khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa rát.

Giai đoạn mãn tính: Đây là kết quả của bệnh ở giai đoạn cấp tính nhưng không được chữa trị triệt để và đúng cách khiến cho bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong giai đoạn này bệnh đã trở nên nặng hơn với các triệu chứng nghiêm trọng như những mụn nước bị vỡ ra và bong vảy. Da có thể bị dày lên và trở nên ngứa hơn rất nhiều. Không chỉ vậy da của các bệnh nhân bị chàm khô cũng có hiện tượng bong tróc nặng thêm bởi độ ẩm cũng như độ đàn hồi của da. Nếu như người bệnh càng gãi sẽ càng khiến cho các lớp vảy bị bong ra trở nên nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng chàm khô

Bệnh chàm khô có thể gặp ở bất cứ ai, khi mắc phải căn bệnh này người bệnh sẽ có một số triệu chứng điển hình như:

  • Ngứa nổi phù

Đây là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện đầu tiên khi bị bệnh chàm khô. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và đưa tay lên gãi, điều này khiến cho da bị trầy xước và tổn thương đồng thời gây nổi phù. Sau đó trên bề mặt làn da của người bệnh cũng có thêm những mảng đỏ, đám đỏ hơi phù nề, tuy nhiên ranh giới giữa 2 triệu chứng này không rõ ràng với các vùng da lành xung quanh và rất ngứa.

  • Nổi mụn nước

Sau khi xuất hiện các cơn ngứa kèm theo tình trạng phù nề thì vùng da bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước. Những mụn này có thể tồn tại khoảng 2-3 ngày sau đó vỡ ra do tác động hoặc tự nhiên. Điều này khiến cho mảng chàm có da dày và chuyển sang giai đoạn bội nhiễm gây viêm loét khó chịu.

Các mụn nước nhỏ li ti bằng đầu tăm, rất nông, tự vỡ có chứa dịch vàng hoặc mủ ở bên trong. Những mụn nước này có thể phát triển thành nhiều tầng chống chéo trên bề mặt da.

  • Da bong tróc
Da bong tróc

Đây là triệu chứng sau cũng của bệnh chàm khô. Sau khi lớp da đã khô lại và hình thành nên lớp da chết khô bong tróc, lớp da non mới được tái tạo sẽ tự bong vẩy trắng. Làn da khô ráp, sần sùi sẽ không thể trở lại như trước. Nếu như gặp phải tình trạng bội nhiễm còn có thể để lại sẹo.

Nguyên nhân gây chàm khô

Cho đến hiện nay, các nguyên nhân gây chàm khô vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, dưới đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này:

  • Di truyền

Yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến sự khởi phát của các bệnh có liên quan đến da trong đó có căn bệnh này. Yếu tố di truyền của những bệnh liên quan này là do sự thiếu hụt các hoạt chất như filaggri. Đây cũng là một trong những thành phần có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên cho làn da. Vì vậy, nếu như bố mẹ mắc bệnh thỉ tỷ lệ con mắc phải bệnh này cũng sẽ chiếm khoảng 50%.

  • Dị ứng

Bệnh lý này còn có thể liên quan đến một số yếu tố dị ứng như:

Thời tiết: Sự thay đổi bất thường của thời tiết, nhiệt độ môi trường sống, độ ẩm trong không khí cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Có thể thấy bệnh chàm thường khởi phát mạnh trong những ngày thời tiết hanh khô, lạnh, độ ẩm thấp.

Thực phẩm: Đối với những ai hay bị dị ứng với một số thực phẩm thì cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như cá, hải sản, sữa, trứng… nếu như người bệnh ăn các loại trên sẽ gây nên hiện tượng kích ứng da khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.

Hóa mỹ phẩm: Các sản phẩm chăm sóc da, chất tẩy rửa cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm. Bởi chúng có thể gây kích thích kích ứng da khi tiếp xúc.

  • Rối loạn trao đổi chất

Hiện nay, có nhiều người mắc phải căn bệnh chàm khô cũng là do rối loạn trao đổi chất. Đặc biệt là tình trạng xảy ra trên lớp biểu bì, điều này dễ gây tác động xấu đén làn da.

Sự rối loạn trao đổi chất thường sẽ ảnh hưởng tới hàng rào tạo nên chất lipid trên da. Điều này sẽ khiến cho da dễ bị khô cũng như rối loạn đến hàng rào bảo vệ và gây nên những tổn thương trên bề mặt da, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh chàm da khởi phát.

  • Do tính chất da và cơ địa

Đối với mỗi người sẽ có một tính chất da và cơ địa khác nhau. Và đây được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh. Những người bị rối loạn tiết bã nhờn hay có làn da khô nhạy cảm cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.

  • Da bị nhiễm khuẩn

Chăm sóc da không đúng cách, không thực hiện các biện pháp dưỡng ẩm cho da cũng là một trong những tác nhân gây nên căn bệnh này. Chính vì vậy, bạn cần phải lưu ý và thực hiện các bước chăm sóc da để tránh gặp phải bệnh chàm da khô trên.

  • Một số nguyên nhân khác

Bệnh chàm khô còn có thể do một số nguyên nhân khác gây nên như:
Do tác động ảnh hưởng của vi khuẩn.

Chăm sóc da, sử dụng các loại mỹ phẩm không đúng cách.

Tiếp xúc với môi trường khói bụi ô nhiễm thường xuyên.

Hoặc cũng có thể do người bệnh làm việc quá sức, thường xuyên cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, thiếu ngủ khiến cho sức đề kháng bị suy giảm.

Do tác động của các bệnh lý khác như viêm da, tiết bã, viêm da dị ứng…

Chàm khô có nguy hiểm không?

Chàm khô là một căn bệnh khá phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và có mức độ nguy hiểm cao hơn so với các loại chàm khác. Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng lại gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ của người bệnh.

Chàm khô có nguy hiểm không?

Nếu như người bệnh nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh nhưng lại chủ quan, không muốn chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách, không mang lại hiệu quả cao thì có thể gặp phải một số biến chứng sau:

Người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do vậy luôn đưa tay lên gãi để làm bớt cơn ngứa. Tuy nhiên, đều này lại khiến cho các vết loét lây lan và lan sang những vùng da khác gây nên tình trạng nhiễm trùng và có thể khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.

Những vùng da bị mẩn ngứa khô bong tróc khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu và không thể tập trung vào công việc, học tập. Điều này khiến cho cuộc sống bị ảnh hưởng không nhỏ và giảm chất lượng sống.

Không chỉ vậy, tình trạng ngứa ngáy, đau rát còn khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm làm tổn hại đến sức khỏe.

Không chỉ vậy, khi bị chàm khô còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Do đó, những ai đang mắc phải căn bệnh này đều cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp khi đi làm.

Đối với những ai đang mắc phải căn bệnh này để tránh gây nên những tổn thương nặng nề như đau, chảy máu nhiễm trùng thì tốt nhất không nên dùng tay hoặc dùng vật nào đó để gãi ngứa. Bởi điều này không thể làm giảm các cơn ngứa, thậm chí còn khiến ngứa tăng lên và các vùng da khác bị tổn thương nặng nề hơn rất nhiều.

Nếu như người bệnh không vệ sinh da sạch sẽ còn có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và gây khó khăn cho việc điều trị.

Bị chàm khô nên làm gì?

Bị chàm khô nên làm gì

Có thể thấy, bệnh chàm khô gây nên rất nhiều tác hại, ảnh hưởng đối với cơ thể của người bệnh. Chính vì vậy, khi mắc phải bệnh này bạn nên:

Đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân, mức độ, tình trạng bệnh để từ đó có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Người bệnh nên thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ nếu như muốn tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm, thức ăn giàu chất khoáng và vitamin.

Nên kiêng hoặc hạn chế những loại thức ăn dễ gây dị ứng trong thời gian bị bệnh như hải sản, sữa, trứng… Bởi nếu như bạn ăn các thực phẩm trên sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, việc điều trị cũng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức.

Để tránh cho làn da không bị khô là luôn giữ được độ ẩm cho làn da khi bị bệnh bạn đừng quên bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Bởi nước chính là một thành phần quan trọng giúp cho làn da luôn được cấp ẩm từ đó cũng hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được nhanh hơn, tránh cho bệnh không tái phát trở lại.

Nên vệ sinh da đúng cách, khi bị bệnh bạn tuyệt đối không nên tắm bằng nước nóng. Bởi nhiệt độ cao sẽ khiến cho tình trạng khô da và bong tróc trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó bạn nên sử dụng nước có độ ấm vừa phải và tắm trong khoảng 5-10 phút là hợp lý.

Chú ý nhiệt độ khi tắm

Trong những ngày thời tiết hanh khô bạn nên lưu ý đến việc chăm sóc da, cung cấp bổ sung độ ẩm cho da.

Không nên gãi hay chà xát trên bề mặt da bởi như vậy rất dễ khiến cho những tổn thương trở nên nặng nề hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những loại mỹ phẩm, hóa chất có chất tẩy rửa mạnh bởi rất dễ khiến cho da bị tổn thương và kích ứng.

Một vấn đề khác mà bạn cần lưu ý đó chính là không nên mặc quần áo bó hay có chất liệu len. Thay vào đó nên chọn các sản phẩm thoáng mát, mềm nhẹ khi mặc.

Người bệnh cũng nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy che chắn kỹ và dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài.

Điều trị chàm khô

Khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh thì bạn nên đi thăm khám sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu như không điều trị sớm bệnh có thể chuyển sang giai đoạn bội nhiễm. Lúc này không chỉ việc điều trị khó khăn mà còn khiến cho các vấn đề khác phát sinh rất nguy hiểm.

Khi bạn đến gặp bác sĩ họ sẽ chuẩn đoán mức độ của bệnh để từ đó đưa ra biện pháp điều trị tương thích cho từng đối tượng người bệnh.

Thuốc trị chàm khô

Hiện nay, việc sử dụng thuốc trị chàm khô đang là sự lựa chọn của rất nhiều người hiện nay. Bởi phương pháp này mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì tốt nhất bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

kem dưỡng ẩm

Sử dụng kem dưỡng ẩm: Đối với quá trình điều trị chàm khô thì việc dưỡng ẩm cho làn da là vô cùng cần thiết và quan trọng. Khi làn da được cung cấp độ ẩm vừa đủ sẽ giảm được tình trạng khô nứt hay bong tróc trên bề mặt da. Từ đó cũng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng.

Khi sử dụng kem dưỡng ẩm bạn nên bôi sau khi tắm khoảng 3 phút. Đây được xem là thời điểm thích hợp để cho da hấp thụ với các dưỡng chất.

Bạn nên trao đổi với các bác sĩ da liễu để được tư vấn về các loại sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Không nên tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm bôi nào có thể gây kích ứng da khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành kê một số loại thuốc như:

Thuốc kháng Histamine: Được sử dụng khi có các yếu tố dị ứng khiến triệu chứng ngứa ngáy của bệnh nặng nề thêm. Đây là những loại thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị những bệnh có liên quan đến da.

Corticosteroids: Đáp ứng với các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay viêm mà bệnh gây ra.

Thuốc sát trùng, kháng sinh bôi ngoài da: Được dùng trong trường hợp xuất hiện tình trạng khô nứt da có rỉ máu hay nhiễm khuẩn…

Thuốc có chứa thành phần hydrocortisione: Thường được sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng ngứa hay viêm.

Để mang lại hiệu quả cao khi sử dụng thuốc trị chàm khô người bệnh cần phải lưu ý tới một số vấn đề sau:
Dùng đúng với liều lượng và tần suất mà bác sĩ yêu cầu.

Đối với những nhóm thuốc điều trị tại chỗ chỉ nên bôi một lớp mỏng. Tuyệt đối không nên lạm dụng bởi như vậy sẽ gây ra hiện tượng mòn da, rạn da vô cùng nguy hiểm.

Không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa biết chính xác nguyên nhân, mức độ tình trạng bệnh. Bởi điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị nhờn thuốc thậm chí gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác.

Không được tự ý thay thế liều lượng thuốc hoặc loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nên chủ động thông báo cho bác sĩ của mình về tình trạng thuốc không thể đáp ứng được các yêu cầu và triệu chứng.

Cách chữa chàm khô tại nhà

Theo kinh nghiệm dân gian thì người bị chàm khô cũng có thể điều trị bệnh tại nhà bằng một số mẹo dưới đây:

  • Sử dụng lá chè xanh chữa chàm khô
Lá chè xanh

Theo đông y, chè xanh có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, không chỉ vậy trong lá chè còn có một số hoạt chất giúp làm săn se các vết thương một cách nhanh chóng. Do đó, nếu bạn đang khó chịu về những cơn ngứa ngáy do căn bệnh này gây nên thì có thể sử dụng lá chè xanh để điều trị ngay tại nhà.

Bạn chỉ cần chuẩn bị lá chè xanh loại bỏ hết những lá khô, lá vàng sau đó mang rửa sạch. Chuẩn bị thêm một nồi nước cho lá chè vào đun, nên đun trong thời gian lâu để cho nước đặc hơn.

Sau đó tắt bếp để cho nước nguội bớt cho đến khi còn ấm. Bạn cho vùng da bị chàm khô vào ngâm và xoa nhẹ nhàng, bạn sẽ thấy những cơn ngứa giảm nhanh chóng.

Bạn có thể phân chia nước trà xanh làm 2 phần. Phần thứ nhất bạn dùng để ngâm vùng da bị chàm. Lưu ý nên sử dụng khi nước còn ấm và xoa bóp thật nhẹ nhàng.

Phần nước thứ 2 bạn dùng để tắm người cho sạch sẽ.

Đối với cách thực hiện này bạn cũng có thể áp dụng với lá ổi hoặc lá trầu không. Bài thuốc này cách thực hiện rất đơn giản nhưng lại an toàn và mang lại hiệu quả cao. Các nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng để có thể nhanh chóng chấm dứt căn bệnh này.

  • Trị chàm khô bằng dầu dừa
Dầu dừa

Dùng dầu dừa cũng là một trong những cách trị bệnh tràm tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Trong dầu dừa có chữa các thành phần như acid caprylic, vitamin A, K nên có tác dụng chống viêm kháng khuẩn. Không chỉ vậy, dầu dừa còn cung cấp các dưỡng chất để nuôi dưỡng và tái tạo làn da sau những tổn thương. Khi sử dụng dầu dừa thì các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Để áp dụng cách này mang lại hiệu quả cao thì trước tiên người bệnh cần phải vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ, loại bỏ hết vi khuẩn, các tế bào chất bằng khăn ẩm. Sau đó sử dụng một lượng dầu dừa thích hợp bôi và massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 -20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Với cách này những thành phần có trong dầu dừa sẽ giúp làm ẩm và cung cấp độ ẩm cho làn da rất tốt. Từ đó sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, giảm bong tróc và giảm ngứa hiệu quả.

  • Trị chàm khô bằng muối hạt
Muối hạt

Muối hạt được biết đến là một trong những gia vị không thể thiếu trong các căn bếp hiện nay. Không chỉ vậy, muối còn có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy muối còn có tác dụng trong việc làm mềm da ở những khu vực bị tổn thương và hạn chế ngăn chặn được sự lây lan viêm nhiễm của bệnh.

Muối hạt được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị các căn bệnh về da trong đó có bệnh chàm khô. Để áp dụng phương pháp này bạn thực hiện như sau:

Cho muối hạt vào chảo rang trong khoảng 5 phút cho đến khi muối chuyển sang màu ngả vàng. Để muối nguội bớt sau đó mang giã nhỏ cho muốn vào một tấm băng gạc hoặc khăn sạch. Cột chặt chúng thành từng nhóm nhỏ cho thêm vài giọt nước rồi chà nhẹ lên vùng da bị bệnh.

Đối với phương pháp này bạn nên thực hiện mỗi ngay 1 lần, liên tục trong khoảng 2-3 tuần để mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Chữa chàm khô bằng tỏi
Tỏi

Đây cũng là một trong những bài thuốc dân gian trị bệnh tại nhà vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

Bạn chuẩn bị những tép tỏi còn nguyên, không bị héo và bóc sạch vỏ. Sau đó mang miếng tỏi thấm một chút nước bỏ vào khăn mỏng.

Bạn mang giã nát những tép tỏi nêu trên sau đó thêm vào chút nước và vắt lấy nước ép tỏi.

Dùng một chiếc khăn mỏng thấm nước cốt tỏi vừa làm được thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm.

Lưu ý khi thực hiện phương pháp này bạn nên xoa nhẹ nhàng trong khoảng 8-10 phút sau đó đi rửa sạch bằng nước. Không nên để cho tỏi thấm qua da vì tỏi có chất cay nên có thể khiến cho da bị tổn thương.

Bị chàm khô kiêng gì?

Khi mắc bệnh chàm, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng nên thực hiện một số biện pháp kiêng khem nhất định. Nếu như không kiêng một số thực phẩm hay các loại mỹ phẩm thì bệnh không những không khỏi mà còn gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Nhìn chung bệnh chàm khô ngoài da không quá nguy hiểm nó có thể là dạng cấp tính hoặc mạn tính. Tuy nhiên, khi bệnh mới ở giai đoạn cấp tính thì bạn nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Không nên ăn thịt giàu chất đạm, nội tạng động vật

Một số loại thịt và nội tạng động vật được xem là một trong những nhóm thực phẩm có tỷ lệ dị ứng cao nhất. Nguyên nhân là do trong một số loại thịt nạc hay nội tạng thường có nhiều protein.

Nếu như cơ địa của những ai hay nhạy cảm thì không nên ăn nhóm thực phẩm này. Bởi chúng có thể gây nên tình trạng khó tiêu, kích ứng ngoài ra và là điều kiện thuận lợi cho bệnh chàm khô khởi phát.

Nếu những ai đã mắc bệnh thì khi ăn nhóm thực phẩm trên sẽ gây nên tình trạng kích ứng, làm tăng thêm sự khó chịu. Từ đó khiến cho bệnh trở nên nặng gây khó khăn trong quá trình điều trị.

  • Không ăn thức ăn ngọt

Những thực phẩm có chứa nhiều chất ngọt thì người bị bệnh chàm khô cũng nên tránh xa để bệnh không có cơ hội phát triển mạnh hơn. Những thực phẩm này sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, tăng những cơn ngứa ngáy khó chịu, từ đó người bệnh gãi, chà xát nhiều hơn khiến cho vùng da bị tổn thương nghiêm trọng.

Thức ăn ngọt

Người bị bệnh chàm nên kiêng một số thức ăn ngọt như bánh, kẹo hoặc các thực phẩm có nhiều đường. Những thức ăn này thường gây nên những cản trở đối với quá trình miễn dịch, làm tăng thêm các vùng da bị viêm nhiễm. Điều này sẽ khiến cho những vùng da đang bị tổn thương trở nên dai dẳng và khó điều trị hơn rất nhiều.

  • Kiêng một số loại hải sản

Hải sản tuy có chữa rất nhiều chất đạm cũng như giàu các khoáng chất thiết yếu nhưng lại có thể khiến cho nhiều người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng. Trong hải sản có chứa nhiều protein là nên cơ thể không thể nhận biết hết, khi ăn vào dễ bị dị ứng tạo nên những cơn ngứa, da mẩn đỏ và nổi dày từng mảng khác nhau.

Không chỉ vậy, trong hải sản còn có chứa nhiều các loại hải sản có lượng histamine khá cao. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây nên những cơn ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Đối với những người đã từng có tiền sử dị ứng với hải sản thì việc sử dụng các loại thực phẩm như tôm, cá biển, cua mực đều có nguy cơ bị dị ứng, ngứa ngáy khó chịu. Những cơn ngứa ngáy sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến làn da của bạn nên như đang mắc phải bệnh chàm.

  • Kiêng những chất kích thích
Những chất kích thích

Đối với những người bị mắc phải các loại chàm thì tốt nhất nên kiêng những chất kích thích để bệnh nhanh khỏi hơn, đồng thời tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm. Có thể thấy việc kiêng những chất kích thích là vô cùng cần thiết như rượu, bia, thức uống có cồn… Nhóm thức uống này sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị khiến cho bệnh dai dẳng mãi không khỏi.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu người bệnh sử dụng các chất kích thích này sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Bởi một số thành phần trong bia, rượu sẽ khiến cho tình trạng viêm da khó hồi phục và lâu lành hơn.

Ngoài một số thực phẩm mà chúng tôi nêu trên thì nếu cơ thể người bệnh còn dị ứng với bất cứ nhóm thực phẩm nào cũng nên chủ động tránh, không nên ăn. Do vậy, bạn cần phải ghi nhớ mình có tiền sử dị ứng nào để tránh và chuyển sang các thực phẩm khác.

Bị chàm khô nên ăn gì?

Có thể thấy những thực phẩm mà các chuyên gia khuyên nên ăn khi bị bệnh chàm đều có tác dụng tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cải thiện sức đề kháng cũng như giảm viêm, giảm sưng khắc phục các vấn đề về da một cách nhanh chóng.

Đối với những người bị bệnh chàm da có rất nhiều thực phẩm nên lựa chọn và bổ sung trong bữa ăn hàng ngày như:

Các loại hạt giàu chất dinh dưỡng

Các loại hạt giàu chất dinh dưỡng: Những loại hạt như hạt lanh, hạt chia, hạt dẻ, hạt óc chó… thì người mắc bệnh chàm nên bổ sung. Bởi trong thành phần của các loại hạt này có tác dụng kháng viêm cũng như cung cấp các chất béo có lợi. Những loại hạt này là nguồn bổ sung các vi chất kim loại cũng như một số khoáng chất khác mà cơ thể bạn đang bị thiếu hụt.

Những loại quả mọng: Một số loại quả như việt quất, mâm xôi, cũng là một trong những nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa nước, chất xơ hiệu quả cho những ai đang bị bệnh chàm.

Các loại rau xanh đậm: Những loại rau này sẽ có nhiều chất xơ, chất khoáng các chất chống viêm, chống oxy hóa. Không chỉ riêng những bệnh nhân mắc bệnh chàm khô mà các loại rau này cũng tốt hầu hết đối với mọi người. Người bệnh nên bổ sung các loại rau như chân vịt, rau dền, xà lách, cải xoăn,… để sử dụng, giúp giảm các triệu chứng viêm sưng, khó chịu.

Một số loại gia vị: Gừng, nghệ, tỏi,… là những gia vị giúp giảm đau, kháng viêm sưng, rất tốt cho tiêu hóa cũng như cải thiện hệ miễn dịch. Người mắc bệnh chàm khô nếu như muốn bệnh nhanh khỏi, giảm ngay các triệu chứng gây khó chịu thì nên bổ sung các loại gia vị này trong những bữa ăn hằng ngày để giúp cải thiện sức đề kháng, giúp cho vùng da bị chàm khô sớm hồi phục.

Với những danh sách thực phẩm nên ăn và kiêng khi bị chàm khô bạn có thể tự lựa chọn những sản phẩm phù hợp. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng với hướng điều trị đúng cách sẽ giúp bạn sớm khắc phục được tình trạng khó chịu này.

Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm khô, để từ đó có thể điều trị cũng như phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn cần tư vấn thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Chàm sữa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sữa là một triệu chứng rất hay thường gặp ở bé từ 2 tháng đến 2 năm tuổi khiến các bà mẹ rất lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ có những gải pháp cho bạn

Read more...

Bệnh chàm môi là gì? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm môi có thể gặp ở mọi lứa tuổi khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti. Bài viết này mang đến cho bạn những phương pháp điều trị hiệu quả

Read more...

Chàm khô là bệnh gì? Điều trị như thế nào cho hiệu quả ?

Bệnh chàm khô là gì? Có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị? Sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây cùng bạn đọc

Read more...