Chàm sữa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Chàm sữa ở trẻ em hay còn gọi là lác sữa, đây là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh sẽ khiến trẻ khó chịu và hay gãi làm tổn thương vùng da có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh do nguyên nhân nào gây nên, có dấu hiệu gì? Điều trị như thế nào cho hiệu quả. Tất cả những vấn đề trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này.
Chàm sữa là gì?
Chàm sữa là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng. Đây là tình trạng phát ban thường gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi cho đến 2 tuổi.
Chàm sữa là bệnh ngoài da mạn tính, có thể theo trẻ đến tận lúc trưởng thành. Đối với trẻ sơ sinh thì bệnh thường có xu hướng xuất hiện ở má, da đầu nhưng cũng có những trường hợp lan rộng ra tay, chân, ngực hoặc một số bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh lý này ở trẻ tuy không lây lan nhưng rất khó điều trị và hay tái phát. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nếu thấy con mình có những dấu hiệu của bệnh chàm nên nhanh chóng tìm các biện pháp điều trị kịp thời.
Triệu chứng chàm sữa
Bệnh chàm sữa ở trẻ em được chia thành 5 giai đoạn phát triển khác nhau đó là: Tấy đỏ, nổi mụn nước, chảy nước, căng da, bong vảy. Chính vì vậy bạn có thể căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể này để nhận biết bệnh một cách chính xác và rõ ràng hơn.
Giai đoạn 1: Da tấy đỏ
Đây là giai đoạn đầu tiên khởi phát bệnh. Lúc này những vùng da bị tổn thương của trẻ bắt đầu xuất hiện những mảng đỏ và có dấu hiệu ngứa ngáy. Trẻ có thể đưa tay lên gãi những vùng da bắt đầu bị chàm. Ngoài ra trong giai đoạn này thì trên làn da của trẻ nhỏ còn có những hạt mụn nhỏ có màu hơi trắng sau đó tạo thành mụn nước.
Giai đoạn 2: Nổi mụn nước
Đây là giai đoạn thứ 2 của bệnh, lúc này làn da của trẻ sẽ đỏ hơn, những mụn nước nhỏ hợp lại với nhau tạo thành những mụn nước lớn có chứa dịch trong, mọc dày. Nếu khi trẻ cảm thấy ngứa náy và gãi thì những mụn này sẽ bắt đầu vỡ ra và lan ra các vùng da xung quanh.
Giai đoạn 3: Chảy nước
Đây là giai đoạn khiến cho làn da của trẻ nhỏ bị tổn thương. Đồng thời trên da của trẻ cũng xuất hiện nhiều vết trầy xước do gãi và mụn nước vỡ ra. Nếu trong trường hợp này không tiến hành điều trị kịp thời, đúng cách rất dễ gây nên tình trạng bội nhiễm.
Giai đoạn 4: Da nhẵn
Sau khi những mụn nước đã bắt đầu vỡ và sau một thời gian đọng lại trên da sẽ gây nên hiện tượng huyết thanh. Khi tình trạng này để lâu sẽ tạo thành những vảy tiết dày, vảy khô bong ra và để lại một lớp da nhẵn bóng.
Giai đoạn 5: Bong vảy ra
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Lớp da vừa được tái tạo ở giai đoạn 4 sẽ nhanh chóng tự rạn nứt và bong vảy, thường kèm theo tình trạng ngứa. Nếu như các bậc phụ huynh không có kinh nghiệm điều trị thì có thể khiến cho trẻ bị đau và tạo thành sẹo gây mất thẩm mỹ cho trẻ.
Ngoài ra, tùy vào từng cơ địa bạn có thể nhận biết trẻ bị chàm sữa hay không thông qua một số dấu hiệu nhận biết sau:
- Hồng ban hay những vết mẩn đỏ trên da trẻ sẽ xuất hiện thành từng đám tại các vị trí như má, cổ, tay, sau đầu gối. mu bàn tay… đây đều là những triệu chứng ban đầu của bệnh. Khi trẻ có những dấu hiệu trên thường đưa tay lên mặt chà đầu và mặt vào gối. Mẹ nên ngăn cản những hành động trên để vết ngứa không lan ra nhiều nơi.
- Biểu hiện kéo theo đó chính là tình trạng da khô, những mảng trên da liên tục bị mẩn đỏ trở lại. Đặc biệt là ở khu vực mặt, hay những vùng da có nếp gấp.
- Trẻ có dấu hiệu ngứa da, tùy vào từng thể trạng của trẻ mà có mức độ ngứa khác nhau. Những cơn ngứa này nếu như kéo dài sẽ khiến cho trẻ cảm thấy bức bối, dùng tay gãi khiến cho da bị trầy xước, tổn thương. Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao tình trạng của bệnh chàm sữa ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi bé bị bệnh cũng thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bỏ bú, bỏ ăn.
Nguyên nhân gây chàm sữa
Chàm sữa ở trẻ là một trong những căn bệnh khá phổ biến, xảy ra không theo bất cứ một nguyên tắc hay một trật tự nào cả. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Tuy nhiên theo các kinh nghiệm khám chữa bệnh lâu năm của các chuyên gia, bác sĩ thì trẻ bị chàm sữa có thể là do:
Yếu tố di truyền: Bệnh chàm sữa có thể do yếu tố di truyền gây nên. Trong những trường hợp mà cha mẹ hoặc những người từ thế hệ trước bị bệnh chàm sữa thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Hoặc những người có liên quan hến các bệnh như viêm da cơ địa hoặc có tiền sử mắc phải một số bệnh lý khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng thì cũng tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Hàng rào da: Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Hàng rào da có thể hiểu là lớp ngoài cùng của da bị tổn thương. Hàng rào da có nhiệm vụ rất quan trọng đó chính là bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài để không cho xâm nhập, tấn công gây bệnh vào bên trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có vai trò trong việc giữ độ ẩm cần thiết cho da, ngăn không cho nước thoát ra bên ngoài một cách quá nhanh.
Nếu như hàng rào da có bất cứ tổn thương nào xảy ra sẽ tạo thành những lỗ hổng. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn, virus từ bên ngoài tấn công vào bên trong. Khi những tác nhân gây bệnh này phát triển mạnh thì sẽ gây nên những triệu chứng như ngứa, khô da, nổi mẩn đỏ và gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Nguồn thức ăn không phù hợp: Trẻ bị chàm sữa còn có thể do nguồn thức ăn từ mẹ không đảm bảo có những chất kích thích, đặc biệt là những trẻ còn đang trong thời ký bú mẹ. Chính vì vậy, mẹ nên tránh một số thực phẩm có thể dễ gây dị ứng, kích thích khi nuôi con bằng sữa mẹ như: Hải sản, đồ tanh, các thực phẩm giàu chất đạm… Các phụ huynh cũng nên theo dõi cơ thể bé trong khoảng thời gian đầu tiên.
Do tác nhân từ bên ngoài: Một nguyên nhân khác gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ đó chính là do tác nhân từ bên ngoài môi trường. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường sống bị ô nhiễm, hay trẻ thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng thì đều có thể gây nên bệnh chàm sữa. Do đó, các bậc phụ huynh, cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ được sống trong một môi trường trong lành nhất.
Chàm sữa có nguy hiểm không?
Chàm sữa tuy không phải là căn bệnh có thể lây lan và nguy hiểm nhưng nó có thể gây nên rất nhiều những biến chứng khó lường. Nếu như cha mẹ chủ quan không cho trẻ đi thăm khám, điều trị kịp thời có thể để lại những vết sẹo sần sùi, mẩn đỏ nghiêm trọng từ đó làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như gây tổn thường lớn đến làn da của trẻ.
Không chỉ vậy, đặc tính của chàm sữa là gây nên những cơn ngứa âm ỉ, hoặc cũng có thể bùng phát dữ dội nếu như không được vệ sinh sạch sẽ. Hoặc nếu như để trẻ cào cấu quá nhiều sẽ khiến cho da bị trầy xước nhiều hơn từ đó tăng nguy cơ bội nhiễm và mưng mủ, lở loét hoặc phù nề…
Không chỉ vậy, nếu như để chàm sữa bội nhiễm đặc biệt là do tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh sẽ gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng về tâm lý: Chàm sữa là căn bệnh rất khó có thể điều trị dứt điểm. Không chỉ vậy, khi trẻ bị bệnh này thường hay quấy khóc, biếng ăn, ngủ không sâu giấc làm ảnh hưởng tới tâm sinh lý của bé trong giai đoạn đầu đời.
Khiến trẻ không thể lớn được: Một biến chứng khác của bệnh chàm sữa đó chính là gây khiến trẻ không lớn nhanh được. Nếu như trẻ sử dụng thuốc để điều trị bệnh trong thời gian dài mà những loại thuốc có chứa corticoid còn gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến cho trẻ bị còi xương, chậm phát triển. Hoặc trẻ cũng có thể gặp phải một số bệnh khác nhau nấm da, teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận… Nếu như bạn muốn hạn chế được các trường hợp trên khi cho trẻ sử dụng thuốc nên thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Biến chứng nhiễm khuẩn: Khi bị chàm sữa trẻ có thể bị nhiễm khuẩn, đây được coi là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở những trẻ bị chàm sữa hoặc viêm da cơ địa. Trong đó loại vi khuẩn thường gặp nhất đó chính là tụ cầu vàng hay liên cầu khuẩn. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng nhiễm khuẩn khi điều trị bắt buộc phải sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Biến chứng nhiễm virus: Loại virus này có thể nhiễm nếu như trẻ bị chàm sữa. Loại vi khuẩn này có tên Herpes simplex có thể lây lan nhanh chóng và gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu như trẻ bị nhiễm trùng virus thường có một số biểu hiện như sốt, nổi những mảng đỏ, khó chịu, da bị phồng rộp lên trên diện rộng.
U mềm lây nhiễm: Đây cũng là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Điển hình nhất là tình trạng Erythroderma, một trong những dạng biến chứng đỏ da toàn thân ở trẻ. Lúc này trẻ sẽ có những biểu hiện như da toàn thân đỏ, bong tróc, vùng xung quanh mắt trẻ bị viêm nhiễm dẫn tới hiện tượng lộn mi. Trong một số trường hợp kéo dài có thể xuất hiện rối loạn sắc tố da thậm chí là tử vong nếu như không được chữa trị đúng cách.
Có thể thấy bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ không hề dễ chữa trị, nếu như chữa không đúng phương pháp, không dứt điểm còn gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bị chàm sữa nên làm gì?
Khi trẻ bị chàm sữa bạn nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:
- Cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hợp lý và khoa học sẽ giúp bé tránh được hiện tượng kích ứng, dị ứng với thức ăn. Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn các thực phẩm như hải sản, cà chua hoặc các thức ăn lên men. Còn đối với những trẻ sơ sinh mẹ nên làm các kiểm tra nhỏ để biết được độ dị ứng thức ăn ở trẻ.
- Đối với những trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để nâng cao sức đề kháng.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng, giặt chăn ga gối đệm cho bé. Tránh để môi trường sống bị ô nhiễm, không cho trẻ tiếp xúc với lông động vật.
- Cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách tắm rửa thường xuyên. Như vậy sẽ giúp bé loại bỏ được những cơn ngứa, giảm nguy cơ gây nhiễm trùng da. Mẹ nên pha nước ấm tắm cho bé, không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh như vậy có thể gây kích ứng da của bé và làm cho bé trở nên khó chịu hơn.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại sữa tắm được chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo độ an toàn, dịu nhẹ cho những vùng da bị chàm. Tuyệt đối không nên dùng sữa tắm loại mạnh hay của người lớn.
- Bạn nên mặc quần áo thoáng mát cho trẻ nếu như thời tiết nóng bức. Nếu như cho trẻ mặc quần áo dày sẽ khiến cho vùng da bị chàm sữa trở nên ngứa dữ dội hơn rất nhiều. Do vậy bạn nên giữ cho vết chàm thoáng mát bằng cách mặc những quần áo vải mềm, rộng rãi, tránh tình trạng cọ sát.
- Không nên để cho bé dùng tay gãi lên các vùng da bị tổn thương. Bởi như vậy có thể khiến cho da bị xây xát và tổn thương nặng hơn. Không chỉ vậy còn tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm khiến cho bệnh kéo dài và khó xử lý hơn.
- Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh chàm sữa bạn nên đưa đi thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện da liễu uy tín. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để từ đó đưa ra biện pháp điều trị kịp thời tránh cho bệnh không gây nên những biến chứng nặng hơn.
- Cha mẹ cũng không nên để trẻ tự ý bôi kem có chứa corticoid hoặc các loại thuốc kháng sinh liều cao khi trẻ bị chàm sữa. Bởi điều này có thể gây nguy hiểm cho bé, khiến bé nhờn thuốc, bệnh tiến triển nặng hơn, khó điều trị hơn.
- Hãy để bé tránh xa khói thuốc hay những đồ uống ngọt và không để bé bị căng thẳng.
Điều trị chàm sữa
Điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bởi như chúng ta đã biết bệnh nếu như không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm trước tiên cần phải tìm ra nguyên nhân. Mỗi nguyên nhân sẽ có những cách điều trị khác nhau, từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Thuốc trị chàm sữa
Khi bạn đã xác định trẻ bị chàm sữa thì nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xác đinh nguyên nhân cũng như đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Tùy theo từng thể trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp phù hợp.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc dùng để trị chàm sữa ở trẻ. Bác sĩ có thể kê thuốc bôi hoặc thuốc uống tùy vào từng độ tuổi, thể trạng sức khỏe của trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà như vậy rất nguy hiểm.
Một số loại thuốc tây trị chàm sữa thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là:
Thuốc rửa: Hồ nước, thuốc tím, nattri clorid, Jarrish, Viofomr. Những loại thuốc này thường được sử dụng khi bệnh chàm sữa ở giai đoạn cấp và người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như mụn nước, ngứa ngáy, chảy mủ.
Milian, Eosin: Loại thuốc này được sử dụng khi những vùng da bị tổn thương đang nổi mẩn đỏ hoặc chảy dịch để sát trùng, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Kem chứa corticosteroid như Eumovat: Loại kem này được sử dụng khi những tổn thương trên da đã bắt đầu khô, tróc vảy, ngứa da.
Salicylic acid: Dùng khi vết thương có da khô, sừng dày và nhiều có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng.
Tuy nhiên, khi dùng thuốc trị bệnh cho trẻ nên theo đơn thuốc và hướng của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc chữa bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Cách chữa chàm sữa tại nhà
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống nêu trên thì cha mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo chữa chàm sữa theo phương pháp dân gian ngay tại nhà. Những bài thuốc này sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây nên tác dụng phụ nào mà hiệu quả lại cao.
Chữa chàm sữa tại nhà đang là sự lựa chọn của rất nhiều người hiện nay. Nếu như bạn cũng đang muốn tìm hiểu thì có thể tham khảo ngay một số bài thuốc mà chúng tôi giới thiệu ngay sau đây:
- Sử dụng lá trầu không trị chàm sữa
Lá trầu luôn được xem là một trong những loại thảo dược có tác dụng chữa những bệnh lý về da và có tính sát trùng cao. Với thành phần chứa các hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, hợp chất phenol tannin, tinh dầu vitamin nên có tác dụng diệt khuẩn cao. Chính vì vậy, loại lá này đang được rất nhiều bậc phu huynh lựa chọn để trị bệnh chàm sữa cho trẻ.
Để sử dụng lá trầu không trị chàm sữa ở trẻ nhỏ bạn có thể áp dụng như sau:
Cách 1: Sử dụng nước cốt lá trầu không. Bạn lấy lá trầu không rửa sạch sau đó để khô ráo mang giã nát và vắt lấy nước. Bạn lấy nước cốt này bôi lên vùng da bị chàm thực hiện 1-2 lần/ngày để mang lại hiệu quả cao.
Cách 2: Đun lá trầu không tắm cho bé. Bạn lấy là trầu không mang rửa sạch cho vào nồi nước đun khoảng 20 phút cho ra hết các hoạt chất. Để nước nguội hoặc bạn có thể pha thêm một chút nước lạnh để tắm cho bé. Đối với phương pháp này khi tắm cho bé bạn nên dùng nước ấm không nên cho bé tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng như vậy sẽ không mang lại hiệu cao.
- Dùng khoai tây trị chàm sữa
Khoai tây là một trong những thực phẩm khá quen thuộc đối với chúng ta. Trong khoai tây có chứa rất nhiều dưỡng chất giàu vitamin C, B1, B2 cùng với đó là các thành phần chống oxy hóa. Chưa hết khoai tây còn có tác dụng trong việc loại bỏ những tế bào chết và đây được xem là khắc tinh của bệnh chàm sữa cũng như một số bệnh lý về da khác.
Bạn cũng có thể sử dụng khoai tây để trị căn bệnh này bằng cách thực hiện như sau:
Sử dụng 4 củ khoai tây mang đi sơ chế sạch sẽ sau đó cắt lát và giã nhuyễn.
Lọc lấy nước cốt khoai tây pha thêm một chút nước. Sau đó thoa nước này lên vùng da bị chàm của trẻ. hờ khoảng 20 phút để các chất có trong khoai tây thẩm thấu vào trong làn da bé, rồi tắm sạch sẽ cho bé. Sau khi lau khô người mẹ có thể bôi kem dưỡng âm và mặc quần áo thoáng mát cho bé. Với phương pháp này bạn thực hiện đều đặn và liên tục ngày 2 lần.
- Sử dụng cám gạo điều trị chàm sữa
Đây cũng là một trong những cách trị bệnh tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 ít cám gạo loại cám gạo sạch, 1 chén nhỏ và thêm vài cụm than cùng với 1 tờ giấy A4. Trước hết bạn đặt giấy A4 lên miệng chén sao cho che kín tiếp đó lấy cám gạo cho lên bên trên bề mặt của tờ giấy. Vun cám thành hình chóp và đặt hòn than nóng lên chóp cho cám gạo cháy từ từ.
Trong quá trình cám gạo cháy thì cám gạo sẽ dần dần chảy xuống dưới đáy chén. Bạn đợi cho đến khi cám gạo cháy gần hết mới dừng lại, lưu ý không để giấy vụn rơi lẫn vào trong chén.
Sử dụng dầu cám đã được để nguội và bôi lên vùng da bị chàm sữa ở trẻ nhỏ, hàng ngày bôi 1-2 lần kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần thì các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.
Với cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ này rất hiệu quả và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ngoài ra, bài thuốc này cũng không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào vì vậy các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm áp dụng chữa bệnh cho trẻ.
Những bài thuốc dân gian trị chàm sữa tại nhà rất an toàn, đơn giản dễ thực hiện mà lại không tốn kém về chi phí. Chính vì vậy, nếu trẻ của bạn bị bệnh ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể áp dụng. Tuy nhiên, những bài thuốc này thường không mang lại hiệu quả nhanh chóng như thuốc tây do đó bạn cần phải kiên trì thực hiện không nên bỏ dở giữa chừng.
Bị chàm sữa kiêng gì?
Bệnh chàm sữa là một trong những bệnh lý có liên quan đến dị ứng thức ăn. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 2 tháng tuổi cho đến 2 tuổi. Chính vì vậy, khi trẻ bị bệnh mẹ và con cần phải kiêng một số loại thực phẩm sau đây:
Mỡ động vật: hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra những nguy hại về mỡ động vật. Tuy nhiên, theo quan sát cũng như kinh nghiệm nhiều mẹ cho con ăn mỡ động vật thường có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với những trẻ không ăn hoặc ít ăn. Do đó, mỡ động vật là một trong những thực phẩm mà mẹ và bé cần tránh nếu như không muốn bệnh chàm sữa phát triển nặng hơn.
Đậu phộng: Có rất nhiều người khi ăn đậu phộng bị dị ứng. Vấn đề này có liên quan đến tính chất cơ địa của từng người. Thông thường, dị ứng nhóm thực phẩm này thường gặp ở những người da trắng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho con thì mẹ nếu đang cho con bú cũng cần phải hạn chế ăn đậu phộng.
Các chế phẩm từ sữa: Loại này bao gồm sữa bò tươi nguyên nhất, sữa chua, pho mát, kem… đây đều là những thực phẩm mà mẹ và bé nên tránh nếu không muốn cho bệnh chàm sữa trở nên nặng hơn. Đặc biệt trong sữa bò có nhiều thành phần có thể gây nên khoảng 20 dị ứng.
Đậu nành: Trẻ sơ sinh khi bị dị ứng với protein cũng không nên ăn đậu nành bởi trong đậu nành có chứa thành phần này. Bởi thực phẩm này có thể khiến cho bệnh chàm sữa ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Hải sản và thịt bò: Đây là một trong những nhóm thịt phẩm có chứa hàm lượng đạm cao nên rất dễ gây dị ứng. Bởi chất đạm khi ăn vào sẽ được tiêu hóa thành acid amin trước khi được hấp thu vào màu. Tuy acid amin không gây dị ứng nhưng nếu quá trình tiêu hóa không tốt, chất hấp thu không phải là acid amin mà là các chuỗi peptid thì đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng ở trẻ.
Nội tạng động vật: Đây cũng là một trong những thực phẩm mà mẹ và bé cần phải tránh xa khi bé bị chàm sữa. Trong nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao nên dễ làm tăng mỡ máu và gây ra các bệnh tim mạch ở các bà mẹ bỉm sữa. Việc sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó phóng thích ra các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng ở trẻ. Bởi vậy, các mẹ cũng nên dè chừng các món ăn từ nội tạng động vật khi con bị chàm sữa. Do đó, nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì tốt nhất không nên ăn nội tạng động vật.
Trứng: Một quả trứng cỡ trung bình có chứa khoảng 6-7 gram protein, chính vì vậy những mẹ đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ khi con bị bệnh chàm sữa không nên ăn. Vì thành phần protein có trong trứng có thể gây nên cơ chế phản ứng khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da, không chỉ vậy, điều này còn khiến cho tình trạng bệnh chàm sữa trở nên nặng hơn rất nhiều.
Bị chàm sữa nên ăn gì?
Bên cạnh việc kiêng một số thực phẩm thì mẹ và bé cũng nên lưu ý bổ sung một số thức ăn sau để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng từ đó mới có thể chống lại bệnh tật một cách tốt nhất.
Thịt gà, thịt lợn nạc, cá trắng, đậu đỗ: đây là một trong những nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng đạm tropomyosin cao và ít gây dị ứng cho trẻ. Do đó, mẹ nên lưu ý để bổ sung các thực phẩm trên trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Cá thu, các hồi, cá mòi: Đây là những loại cá mà cha mẹ nên bổ sung khi trẻ bị bệnh chàm sữa. Mẹ nên ăn nhiều cá béo khi con bị chàm sữa để giúp tăng ARA- một loại axít béo omega-3 có tác dụng chống lại dị ứng rất tốt. Không chỉ vậy, các dưỡng chất trong cá béo còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả.
Tỏi: Tỏi cũng là một trong những loại thực phẩm gia vị mà mẹ đang nuôi con nhỏ bị chàm nên ăn. Trong tỏi có chứa chất oxy hóa có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch đồng thời giảm nguy cơ bị dị ứng rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tỏi để kết hợp cùng với các thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Rau quả xanh: Theo nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rau quả xanh rất tốt cho những ai bị chàm sữa. Bởi trong các loại rau tươi này có chứa một loại dầu có tác dụng chống viêm, làm dịu những triệu chứng dị ứng.
Trái cây giàu vitamin C: Dâu tây, dưa hấu, cam, táo… có tác dụng ngăn ngừa các tế bào viêm sản sinh ra histamin làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ.
Thực phẩm giàu magie: Hạt điểu, hạnh nhân, tảo đều là những thực phẩm có chứa rất nhiều magie mà mẹ cũng như bé nên bổ sung khi bị chàm sữa. Bởi đây là chất có khả năng hoạt động như một loại chất khoáng chống lại Histamin đồng thời là thuốc giãn phế quản. Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao mẹ nên tích cực ăn các loại thực phẩm giàu magie khi trẻ bị chàm sữa.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh chàm sữa từ nguyên nhân, dấu hiệu cách điều trị, thực phẩm nên ăn và cần tránh mà bạn nên nắm được. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để từ đó bảo vệ tốt nhất cho trẻ. Ngay khi có những dấu hiệu của bệnh bạn nên đưa trẻ đi thăm khám để xác định nguyên nhân, mức độ để từ đó bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi.