Những điều cần biết về bệnh chàm eczema

Chàm eczema là căn bệnh gây nên các triệu chứng như đỏ da, ngứa rát, đau vô cùng khó chịu. Những ai khi mắc phải căn bệnh này không chỉ bị ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà còn mất tự tin trong giao tiếp. Việc hiểu rõ bệnh từ nguyên nhân, triệu chứng cho tới mức độ nguy hiểm, cách điều trị chính là cách giúp bạn có thể tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân của mình. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất và một số biện pháp điều trị để mọi người nắm rõ hơn.

Chàm eczema là gì?

Chàm eczema là gì?

Bệnh chàm là một trong những loại bệnh về da liễu mạn tính hay tái phát và kéo dài trong nhiều năm. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nhưng lại làm giảm đi chất lượng cuộc sống cũng như tính thẩm mỹ cho những ai không may mắc phải.

Chàm eczema là tình trạng viêm da với những biểu hiện rõ ràng trên bề mặt da. Khi mắc phải căn bệnh này da sẽ thường xuyên xuất hiện các mụn nước kèm theo đó là tình trạng ngứa đỏ vô cùng khó chịu.

Đây là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhất nước ta. Bệnh chàm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị sớm. Nếu như để lâu bệnh sẽ chuyển nặng hơn và thành mãn tính, tái phát lại nhiều lần, dai dẳng điều trị không thể dứt điểm. Không chỉ vậy, nếu như bệnh nặng còn gây nên những biến chứng khác như lở loét, nhiễm trùng, sẹo thâm từ đó gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh rất lớn.

Bệnh không có thuốc đặc trị nhưng có thể điều trị các triệu chứng và các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để giảm các cơn ngứa cũng như ngăn chặn các đợt tát phát của bệnh.

Hiện nay có rất nhiều loại bệnh chàm eczema khác nhau như:
Chàm do tiếp xúc với dị ứng: Bệnh chàm này xuất hiện do người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Hiện tượng này thương do phản ứng của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài.

Chàm tổ đỉa: Biểu hiện bệnh xuất hiện chủ yếu ở khu vực lòng bàn chân và bàn tay với đặc trưng điển hình nhất là xuất hiện các mụn nước.

Bệnh chàm bã nhờn: Chàm dạng da nhờn có vảy, màu vàng và thường tập trung nhiều ở da đầu và mặt.

Triệu chứng chàm eczema

Triệu chứng chàm eczema

Nhận biết sớm các triệu chứng là một trong một những việc làm quan trọng trong điều trị. Tuy bệnh chàm này có các dấu hiệu gần giống với các bệnh da liễu do vậy bạn cần phải hết sức lưu ý để tránh bị nhầm lẫn. Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng sau đây:

Xuất hiện các mảng hồng ban: Trên bề mặt da của người bệnh sẽ xuất hiện các mảng hồng ban và kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Triệu chứng này khá giống với các căn bệnh da liễu khác nên rất nhiều người bị nhầm lẫn.

Trên da có xuất hiện mụn nước: Tình trạng mụn nước xuất hiện nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mức độ tình trạng của bệnh. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy da đã bị tổn thương ở tầng thượng bì. Nếu như các mụn nước này bị vỡ sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác đau rát.

Mụn nước có kích thước nhỏ bằng đầu tăm hoặc đầu kim. Mụn nông sau một thời gian phát triển sẽ tự vỡ.

Những mụn nước này có thể mọc san sát nhau, mọc kín trên bề mặt tổn thương. Sau đó sẽ đùn lên hết lớp này tới lớp khác.

Mụn nước có thể mọc kín trên bề mặt tổn thương

Ngứa da: Đây là một trong những triệu chứng mà bất cứ người bệnh nào cũng có thể gặp phải. Khi các vùng da bị tổn thương những cơn ngứa sẽ bắt đầu xuất hiện, mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Những cơn ngứa này sẽ tập trung chủ yếu nhiều hơn vào buổi tối.

Nhiều người bệnh thường có phản ứng gãi lên các vùng da bị tổn thương để có thể làm giảm ngứa. Nếu như không kiểm soát được hành vi trên có thể khiến cho da bị trầy xước và chảy máu.

Da đóng vảy, bong tróc: Một dấu hiệu nhận biết khác của căn bệnh này đó chính là da khô, đóng vảy và bị bong tróc, đây là quy luật của da khi bị eczema. Lúc này các tế bào da đã bị tổn thương nghiêm trọng, mọc lớp vảy sừng cứng và rất mất thẩm mỹ. Nếu như người bệnh đã ở giai đoạn này nghĩa là bệnh đã chuyển biến nặng sẽ rất khó khăn trong quá trình điều trị.

Bệnh tái phát nhiều lần: Nếu như bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Chỉ cần có điều kiện là căn bệnh này có thể tái phát bất cứ khi nào.

Có thể thấy những triệu chứng nêu trên chỉ là điển hình mà bất cứ ai mắc bệnh cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, tùy vào từng người, từng mức độ của bệnh mà cũng sẽ có các biểu hiện khác nhau. Nhìn chung, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể liên quan đến làn da thì các bạn tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để biết chính xác căn bệnh mà mình đang mắc phải là gì. Có như vậy mới tiến hành điều trị đúng phương pháp mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nguyên nhân gây chàm eczema

Nguyên nhân gây chàm eczema

Bệnh chàm eczema xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Thông thường căn bệnh này sẽ có liên quan đến nhiều gen có chức năng tổng hợp các chất bảo vệ da. Nếu như các gen này bị lỗi làn da sẽ không còn được bảo vệ tốt nhất từ đó dễ gây ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường, các chất kích thích và dị nguyên.

Bệnh chàm eczema xuất hiện do nhiều yếu tố gây nên như:

  • Do truyền nhiễm: Nhiều người mắc phải căn bệnh chàm này thường có liên quan đến lây nhiễm vi sinh vật. Những vi sinh vật này bao gồm có các loại nấm, vi khuẩn. Nếu như các tác nhân này từ bên ngoài môi trường mà tấn công xâm nhập sẽ khiến cho làn da bị tổn thương, gây nên hiện tượng mẩn đỏ da và kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
  • Do chế độ ăn uống: Nếu như ai có chế độ ăn uống không phù hợp không khoa học thì tỷ lệ mắc phải căn bệnh này cũng rất cao. Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong xã hội công nghiệp ngày càng cao nên việc con người sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất phụ gia, chất bảo quản là điều tất yếu. Những loại thực phẩm này có chứa nhiều độc tố, gây nên nhiều loại bệnh nói chung và các bệnh da liễu nói riêng. Vì vậy, chế độ ăn uống cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh chàm eczema này.
  • Môi trường sống: Môi trường sống cũng được xem là một trong những yếu tố gây nên bệnh chàm này. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động sản xuất công nghiệp, số lượng cư dân ngày càng tăng cao nên tình trạng ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Nếu như bạn thường xuyên sống trong một môi trường ô nhiễm làn phải phải tiếp xúc với các khói bụi, hóa chất độc hại chắc chắn cũng không thể tránh khỏi những tổn thương.

Lúc này các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài sẽ có điều kiện tấn công xâm nhập vào làn da gây nên tình trạng ngứa ngáy. Nếu người bệnh  thường xuyên gãi sẽ khiến cho vùng da bị viêm nhiễm, khi không chăm sóc đúng cách để tình trạng này kéo dài lâu ngày rất dễ dẫn đến các bệnh chàm.

Không nên gãy vết thương

Do một số nhân tố khác gây nên: Bệnh chàm eczema xuất hiện còn có thể do một số tác nhân khác gây nên, đặc biệt là do chính bản thân của người bệnh. Áp lực công việc, học tập ngày càng lớn, tinh thần liên tục bị căng thẳng, mệt mỏi, stress. Người bệnh ngủ không đủ giấc hoặc kinh nguyệt không đều cũng là một trong những tác nhân khiến cho căn bệnh này khởi phát.

Không chỉ vậy, những nhân tố khác như bệnh ruột mãn tính, ký sinh trùng, trúng độc cồn mãn tính là một trong những trở ngại lớn cho quá trình trao đổi chất và làm mất cân bằng nội tiết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh chàm eczema.

Chàm eczema có nguy hiểm không?

Chàm eczema có nguy hiểm không?

Bệnh chàm eczema có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra. Bởi không phải ai cũng có đủ kiến thức, kinh nghiệm để nắm và hiểu rõ căn bệnh này để có biện pháp chăm sóc cũng như tự bảo vệ cho mình một cách tốt nhất.

Có nhiều người bệnh cho rằng chàm eczema không nguy hiểm, bởi đây chỉ là một căn bệnh ngoài da, chúng không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, có nhiều người khi thấy mình có những dấu hiệu thì không thăm khám và chữa trị mà để chúng tự khỏi. Có thể thấy đây là một trong những quan điểm sai lầm. Chính suy nghĩ này đã khiến cho bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Thực tế cho thấy bệnh chàm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng những lại khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu như chủ quan không chữa trị hay áp dụng biện pháp không đúng cách thì người bệnh có thể phải đối mặt với rất nhiều hậu quả xấu. Một số biến chứng mà bệnh chàm có thể gây nên như:

Viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn: Chàm da thường xuất hiện trước các căn bệnh này. Nếu như không điều trị bệnh chàm dứt điểm thì chúng có thể khiến người bệnh mắc thêm một số bệnh lý khác như hen suyễn hay viêm mũi dị ứng.

Da bị ngứa và đóng vảy

Da bị ngứa và đóng vảy mãn tính: Đây là một trong những biến chứng mà khá nhiều người gặp phải. Tình trạng này còn có tên gọi khác là viêm da thần kinh, chúng thường khiến cho người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu như bạn gãi vùng da này sẽ cảm thấy ngứa hơn và sau đó gãi như một thói quen. Điều này thực sự không có lợi mà chúng còn khiến cho da của bạn bị ảnh hưởng, nhạt màu và trở nên chai cứng hơn.

Nhiễm trùng da: Việc gãi da nhiều lần sẽ gây trầy xước da và tạo thành những vết loét, chúng có thể lan rộng ra nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da với vi khuẩn và siêu vi vô cùng nguy hiểm.

Dễ bị viêm da hơn khi gặp chất kích thích: Nếu như bệnh chàm không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến cho người bệnh dễ bị viêm da hơn đặc biệt là khi gặp các chất kích thích. Hiện tượng này thường gặp ở những người lao động mà bàn tay thường xuyên bị ẩm ướt hoặc hay phải tiếp xúc với xà phòng, bột giặt và các chất tẩy rửa khác.

Bị chàm eczema nên làm gì?

Bệnh chàm eczema tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm, khiến họ cảm thấy ngại ngùng thiếu tự tin khi giao tiếp. Chính vì vậy, ngay khi nghi ngờ mình có những dấu hiệu của bệnh cách tốt nhất bạn nên đi thăm khám, tìm biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nên đi thăm khám bác sĩ khi có những biểu hiện của bệnh

Bên cạnh việc thực hiện đúng theo các hướng dẫn chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng nên thực hiện một số biện pháp sau để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và mang lại kết quả như mong muốn:

  • Trong thời gian điều trị bệnh bạn nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ duy trì được lớp ẩm bảo vệ da, đồng thời hỗ trợ quá trình lọc chất thải độc hại. Trung bình một ngày bạn nên uống đủ 2 lít nước.
  • Tắm rửa đúng cách cũng là một trong những biện pháp giúp bệnh nhanh khỏi, đồng thời hạn chế bệnh tái phát. Người bệnh nên tắm ngày 1 lần, thời gian tắm tốt nhất từ 5-10 phút. Người bệnh nên sử dụng nước ấm để tắm, không chà sát cơ thể quá mạnh, không dùng khăn cứng để lau người như vậy có thể gây trầy xước da. Thời gian tắm tốt nhất là vào ban đêm như vậy mới có thể giữ được độ ẩm một cách tốt nhất.
  • Người bệnh nên sử dụng các loại sản phẩm làm sạch cơ thể chuyên biệt, sử dụng sữa tắm có tính dịu nhẹ như vậy mới có thể giúp cơ thể được giữ ẩm một cách tốt nhất.
  • Nên mặc quần áo mềm, bởi quần áo tiếp xúc với da của chúng ta hàng ngày. Để giảm kích ứng cũng như cảm giác khó chịu thì người bệnh cũng nên chọn những quần áo rộng rãi như vậy mới có thể giảm ma sát xảy ra giữa quần áo và da.
  • Những ai bị bệnh chàm eczema nên mặc những bộ quần áo thoáng khí, mềm mại với chất liệu như cotton. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý mặc quần áo theo mùa.
  • Người bệnh cần phải hình thành thói quen dưỡng da toàn thân mỗi ngày 2 lần. Việc dưỡng da như vậy nên thực hiện sau khi tắm.
Dưỡng da hằng ngày
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, trứng, đậu phộng cũng là một trong những vấn đề mà người bị bệnh chàm cần phải lưu ý. Bởi khi ăn các thực phẩm trong nhóm này sẽ khiến cho làn da bị kích ứng gây mẩn ngứa, khó chịu từ đó khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Sau khi hoạt động cơ thể ra nhiều mồ hôi thì bạn nên vệ sinh cơ thể ngay. Hạn chế sử dụng các loại xà phòng dễ gây kích ứng da.
  • Bổ sung các thực phẩm có khả năng thanh nhiệt và giải độc như rau củ, hoa quả tươi.
  • Người bệnh nên hạn chế dùng tay gãi ngứa, nhiều người bệnh thường không kiểm soát được hoạt động gãi của mình. Điều này khiến cho làn da bị tổn thương, viêm loét và nhiễm trùng. Để khắc phục điều này bạn nên sử dụng một miếng vải ướt đặt lên vùng da bị ngứa, dùng các đầu ngón tay chà sát nhẹ nhàng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên cắt móng tay và có thể đeo gang tay mỏng khi đi ngủ.
  • Khi có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh thì bạn không nên chủ quan mà cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt.

Điều trị chàm eczema

Cách điều trị chàm eczema

Khi mắc bệnh chàm eczema bạn không nên quá lo lắng. Căn bệnh tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể sử dụng các loại thuốc tây hoặc bài thuốc dân gian để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn những cách điều trị sao cho phù hợp nhất. Tốt nhất bạn nên tham khảo và thực hiện đúng theo các hướng dẫn chỉ định của bác sĩ như vậy mới có thể tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Thuốc trị chàm eczema

Thông thường sau khi các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và chuẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm, thì bác sĩ có thể kê một số loại thuốc uống cũng như thuốc bôi hiệu quả. Thuốc và các liệu pháp sẽ có tác dụng kiểm soát tình trạng ngứa da cũng như hạn chế được một số tổn thương khác. Không chỉ vậy, còn ngăn ngừa không cho bệnh tái phát và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Thuốc mỡ và kem bôi ngoài da

Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê thuốc mỡ và kem bôi ngoài da cho người bệnh để hạn chế các cơn ngứa cũng như giúp da mau lành hơn.

Thuốc mỡ và kem bôi ngoài da

Thuốc Corticosteroid: Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong bệnh chàm eczema. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa da, giảm đỏ da, giảm sưng và viêm.

Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc ức chế này sẽ tác động đến các hoạt động và nguyên lý vận hành của hệ thống miễn dịch. Từ đó sẽ giúp cho người bệnh làm dịu nhanh các tình trạng ngứa da, đỏ da, bong tróc và giảm thêm các triệu chứng khó chịu khác. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này có thể mang đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên thực hiện đúng theo các hướng dẫn chỉ định của  bác sĩ chuyên khoa. Chỉ sử dụng loại thuốc này khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại.

  • Thuốc kháng sinh histamine

Nếu như tình trạng bệnh chàm eczema ngày càng trở nên nghiêm trong hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm thì thuốc kháng sinh histamine sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên uống người bệnh có thể sử dụng theo toa hoặc không theo toa.

Tuy nhiên, một số loại thuốc chống dị ứng có thể khiến cho người bệnh cảm thấy buồn ngủ và an thần. Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng thuốc vào ban đêm.

  • Thuốc sinh học

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh chàm eczema thì hệ thống miễn dịch hình thành phản ứng quá nhạy cảm. Không chỉ vậy, chúng sẽ kích hoạt các tế bào da ngay cả khi không có sự tác động của các yếu tố gây hại từ đó khiến cho bệnh chậm bùng phát.

Lúc này các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc sinh học để đưa vào cơ thể giúp chúng kiểm soát tốt các phản ứng của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng khi các bác sĩ chuyên gia phê duyệt.

  • Nhóm thuốc Corticosteroid

Nhóm thuốc này thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân ở mức độ nghiêm trọng và rất khó có thể kiểm soát. Tùy thuộc vào mỗi loại thuốc mà bác sĩ kê đơn là khác nhau. Tuy nhiên, thuốc uống và thuốc tiêm vẫn là 2 dạng được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc có khả năng kiểm soát tốt các bệnh chàm và các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu như sử dụng thuốc trong một thời gian dài, thì người bệnh cũng có thể mắc phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

  • Liệu pháp ánh sáng
Điều trị quang học

Liệu pháp ánh sáng còn có tên gọi khác đó chính là liệu pháp quang học. Khi áp dụng các biện pháp này bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một thiết bị máy với một loại tia sáng đặc biệt để chiếu vào da. Tia cực tím là tia sáng được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh chàm. Đối với những trường hợp khác sẽ sử dụng các loại tia sáng khác.

Bệnh nhân bị chàm eczema cần áp dụng liệu pháp ánh sáng này từ 2-3 lần mỗi tuần. Sử dụng liên tục trong 1 -2 tháng hoặc cho đến khi nhận được kết quả như mong muốn. Thời gian điều trị sẽ kéo dài trong khoảng vài phút.

Cách chữa chàm eczema tại nhà

Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh chàm eczema cũng là một trong những phương pháp được khá nhiều người lựa chọn hiện nay. Những bài thuốc này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên quen thuộc có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu ở mức độ nhẹ. Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Dùng lá trầu không
Lá trầu không

Bạn có thể sử dụng lá trầu không để trị bệnh chàm. Bởi lá trầu không có tính sát khuẩn cao, khi áp dụng sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện như sau:

Lấy một nắm lá trầu không mang đi rửa sạch rồi để ráo nước.

Nấu một nồi nước sôi rồi cho lá trầu không vào nấu trong khoảng 10 phút.

Đợi nước nguội đổ ra chậu và ngâm rửa vùng da bị bệnh trong khoảng 10 phút.

Với bài thuốc này bạn nên áp dụng ngày 1 lần để mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Dùng dầu dừa
Dầu dừa

Bạn có thể áp dụng cách điều trị bệnh chàm này nay tại nhà để mang lại hiệu quả cao nhất. Dầu dừa có chứa nhiều vitamin đặc biệt là vitamin E giúp dưỡng ẩm cho da, nhanh chóng phục hồi các tổn thương và giảm những cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây nên.

Để thực hiện cách này vô cùng đơn giản, nhưng để mang lại hiệu quả cao trước tiên bạn cần phải vệ sinh da sạch sẽ và lau khô. Sau đó sử dụng một lượng dầu dừa thích hợp để bôi lên da.

Massage nhẹ nhàng để cho các tinh chất thấm vào da. Đợi trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại thật sạch sẽ.

  • Dùng lá ổi
Lá ổi

Việc chứa bệnh chàm eczema bằng lá ổi cũng đang được khá nhiều người lựa chọn áp dụng bởi cách thực hiện khá đơn giản:

Lấy một nắm lá ổi mang rửa sạch sau đó ngâm qua nước muối để loại bỏ hết chất bẩn, vi khuẩn.

Đun một nồi nước sôi cho lá ổi vào và nấu trong khoảng 20 phút cho đến khi các tình chất có trong lá ổi tan hết ra.

Đổ nước ra chậu cho nguội sau đó dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh trong khoảng 10 phút. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng lá chà sát nhẹ lên vùng da bị chàm để tăng thêm công dụng.

Áp dụng ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Bị chàm eczema kiêng gì?

Ngoài việc tuân thủ theo đúng các hướng dẫn chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc thì người bệnh cũng nên kiêng một số thực phẩm để cho tình trạng bệnh không trở nên trầm trọng hơn.

Nội tạng động vật: Đây là thực phẩm mà bất cứ ai khi mắc chàm cũng nên tránh xa. Trong nội tạng động vật có chứa rất nhiều vi khuẩn độc hại khiến cho người bệnh khi ăn vào có thể gặp phải tình trạng kích ứng da và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn. Điều này sẽ khiến cho người bệnh ngày càng trở nên khó chịu hơn.

Sữa tươi

Sữa: Sữa hay các sản phẩm làm từ sữa cũng là một trong những thực phẩm mà người bị bệnh chàm không nên ăn nhiều. Những chất có trong sữa có thể khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là những ai có cơ địa nhạy cảm. Không chỉ vậy chất casein còn hấp thụ rất chậm và chần đến 7-8h thì mới có thể tiêu hóa hết được. Do đó, những ai đang mắc phải bệnh chàm eczema cần hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ sữa.

Hải sản các loại: Trong hải sản có chứa rất nhiều chất đạm, chất dinh dưỡng nhưng chúng lại dễ gây dị ứng và ngứa khi ăn. Đặc biệt những người có cơ địa mẫn cảm. Vì vậy những ai có tiền sử dị ứng hoặc có nguy cơ bị eczema cần phải kiêng đồ hải sản để ngăn chặn không làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh và để bệnh không có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Thịt bò: Thịt bò cũng được xem là một trong những món ăn khắc tinh của bệnh chàm eczema. Thịt bò tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại dễ gây nên các cơn ngứa, gây dị ứng. Một số thống kê đã chỉ ra rằng nhiều bệnh nhân sau khi ăn thịt bò thì bệnh tình đã trở nên nặng hơn hoặc tái phát lại.

Thịt gà: Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm được liệt kê vào danh sách các thực phẩm cần tránh khi bị bệnh chàm. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ăn thịt gà khi bị bệnh đều khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, gây khó khăn trong quá trình điều trị và bệnh tăng nguy cơ tái phát nhiều lần.

Các món ăn lên men

Thực phẩm lên men và các hoa quả có vị chua: Các món ăn lên men như dưa muối, cà muối tuy ăn ngon miệng nhưng lại rất độc hại đối với sức khỏe, nhất là những người bị eczema. Bởi trong quá trình lên men những món ăn này để lại một số vi khuẩn có hại, dễ gây nhiễm khuẩn.

Khi bị Eczema, người bệnh cũng nên kiêng ăn các loại hoa quả chua, có nhiều axit như cam, quýt, dâu tây, dứa,… do axit trong những loại quả này có thể khiến tình trạng bệnh Eczema trở nên trầm trọng hơn.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ, tào phớ cũng có thể gây dị ứng và liên quan đến bệnh chàm eczema. Do đó, những ai đang mắc phải căn bệnh này tốt nhất nên tránh xa.

Bị chàm eczema nên ăn gì?

Một số thực phẩm được xem là có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm giảm nhẹ các triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.  Dưới đây là danh sách mà người bệnh nên ăn:

Dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh: Đây là nguồn cung cấp axit báo thiết yếu ngoài ra, dầu hạt lanh còn có tác dụng ngăn chặn không cho hình thành yếu tố gây viêm. Nếu như sử dụng loại dầu này trong việc chế biến các món ăn hàng ngày sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân bị chàm nên dùng 1 muỗng canh dầu hạt lanh trong ngày hoặc dùng dạng bột để rắc lên thức ăn.

Dầu cá: Dầu cá có chứa hàm lượng axit béo omega 3 có tác dụng cải thiện những triệu chứng viêm nhiễm. Người bệnh nên bổ sung dưới dạng viên nang mỗi ngày.

Dầu anh thảo: Loại dầu này có chứa lượng cao axit béo mega 6 giúp chữa lành những các triệu chứng có liên quan đến mụn nước do bệnh chàm gây nên. Dùng với liều lượng 2-4 gam dầu anh thảo buổi tối cùng với bữa ăn là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh chàm.

Kẽm: Kem là một trong những vi chất có tác dụng ngăn chặn không cho bệnh chàm có cơ hội tái phát. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất kẽm như hàu, đậu hà lan, thịt lợn, gạo nâu, bột yến mạch… Tuy nhiên bạn không nên dùng quá 30mg kẽm mỗi ngày để tránh dư thừa.

Thực phẩm giàu chất oxy hóa Curcumin: Người bị bệnh chàm cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu chất oxy hóa Curcumin, chất này có nhiều nhất trong nghệ. Bổ sung nghệ và các loại thức ăn chế biến cùng nghệ sẽ giúp cho các vết Eczema giảm ngứa, giảm chảy dịch chảy mủ. Đồng thời còn nhanh lành lại hơn. Người bệnh có thể uống tinh bột nghệ hoặc tinh bột nghệ với mật ong.

Tinh bột nghệ

Việc điều trị bệnh chàm eczema vô cùng quan trọng, ngoài việc thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Đặc biệt, người bệnh cần phải kiên trì thì mới mang lại kết quả tốt và ngay khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh nên đi thăm khám, nghe bác sĩ tư vấn để từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Chàm sữa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sữa là một triệu chứng rất hay thường gặp ở bé từ 2 tháng đến 2 năm tuổi khiến các bà mẹ rất lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ có những gải pháp cho bạn

Read more...

Bệnh chàm môi là gì? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm môi có thể gặp ở mọi lứa tuổi khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti. Bài viết này mang đến cho bạn những phương pháp điều trị hiệu quả

Read more...

Chàm khô là bệnh gì? Điều trị như thế nào cho hiệu quả ?

Bệnh chàm khô là gì? Có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị? Sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây cùng bạn đọc

Read more...