7 cách chữa rụng tóc vành khăn cực kỳ hiệu quả

Rụng tóc vành khăn là một trong những hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ bị còi xương hay thiếu hụt vitaim D. Tuy là một dấu hiệu không đáng lo nhưng điều này cũng khiến không ít các mẹ hoang mang. Vậy rụng tóc vành khăn là gì? Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh và cách điều trị? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn

Trẻ bị rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn xảy ra khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em bị rụng tóc dưới 2 tuổi lên đến 30%. Khi bị rụng tóc nhiều, ở phần sau gáy ở trẻ sẽ tạo thành vành mũ quanh đầu.

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính khiến trẻ em bị rụng tóc hình vành khăn là do tình trạng suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt canxi và các vi chất như kẽm, sắt, vitamin D, C… Trong đó, sự thiếu hụt vitamin được xem là lý do chủ yếu gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Do vi chất này có “trách nhiệm” chính trong việc phát triển tóc, lông và móng. Chính vì vậy mà khi cơ thể thiếu hụt vitamin D sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn. Bên cạnh đó, tư thế nằm ngủ và hoạt động của trẻ cũng là một nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh.

Thông thường, rụng tóc hình vành khăn hay xảy ra ở trẻ dưới 9 tháng tuổi, đặc biệt trẻ dưới 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc này cũng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, kể cả khi trẻ đã được 11 - 15 tháng tuổi hoặc lớn hơn.

Cách chữa rụng tóc vành khăn hiệu quả

Trẻ bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng không hiếm gặp. Tuy nhiên, phụ huynh cần phân biệt tình trạng rụng tóc ở trẻ em là do đâu? Do thiếu chất hay các bênh lý về tóc? Để phân biệt, các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

Rụng tóc không do bệnh lý về da

Khi phát hiện trẻ rụng tóc kèm theo những mảng hói lớn hơn cả một khoảng so với các vị trị khác, các mẹ đừng vội lo lắng. Thay vào đó, hãy quan sát thật cẩn thận tư thế ngủ hay hoạt động của trẻ. Bởi giai đoạn này trẻ chưa biết ngồi nên việc thường xuyên phải nằm và cọ sát đầu vào chăn gối cũng khiến chân tóc bị yếu đi, dẫn đến rụng dần.

Đối với hiện tượng rụng tóc không do bệnh lý này, từ 6 tháng đến 1 tuổi, tình trạng này sẽ tự hết và tóc có thể mọc lại bình thường.

Rụng tóc hình vằn khăn do thiếu vitamin D

Đối với các bé bị rụng tóc vành khăn do thiếu hụt vitamin D thì sẽ có những dấu hiệu rõ rệt kèm theo như:

  • Thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Bé ngủ không sâu giấc.
  • Bé hay đô mồ hôi trộm về đêm
  • Lúc bé ngủ hay bị giật mình và khóc thét.

Tùy vào từng nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em mà các mẹ có thể áp dụng các phương pháp chữa rụng tóc vành khăn như sau:

Thay đổi tư thế nằm cho bé

Thay đổi tư thế nằm cho bé

Đối với trẻ chưa biết ngồi, biết đi, các mẹ không nên cho bé nằm ngửa quá nhiều. Bởi việc này sẽ làm ảnh hưởng đến đầu và tóc của trẻ. Tốt nhất, các mẹ nên thay đổi các tư thế nằm phù hợp sẽ tốt cho sự phát triển của các cơ, chi và làm giảm rụng tóc hiệu quả. Khi trẻ thức giấc, các mẹ có thể để trẻ nằm nghiêng hay nằm úp đều được. Lưu ý, không nên để trẻ nằm sấp khi vừa uống sữa hoặc mới ăn xong để tránh tình trạng bị nôn trớ.

Hơn nữa, các mẹ cũng cần hết sức lưu ý khi lựa chọn chất liệu gối, chăn cho con. Các mẹ nên chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, mềm mại để không làm tổn thương da đầu của bé. Đồng thời nên thường xuyên vệ sinh chăn, gối và chiếu, hạn chế đội mũ chật hay quá lâu…

Ngoài ra, các mẹ cũng không nên bao bọc trẻ quá trong nhà ở giai đoạn sơ sinh. Nếu có cơ hội, hãy chọn ngày thời tiết đẹp để đưa trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành. Điều này sẽ vừa giúp trẻ cứng cáp hơn, vừa có thể hạn chế được tình trạng rụng tóc vành khăn.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sau ốm dậy

Nhiều trẻ nhỏ bị rụng tóc hình vành khăn do các tác dụng phụ của thuốc dùng khi điều trị bệnh. Lúc này, các mẹ cần tăng cường bổ sung dưỡng chất sau khi khỏi bệnh. Khi đó, tình trạng tóc rụng sẽ giảm dần.

Tại thời điểm này, các mẹ nên bổ sung nhiều dưỡng chất cho trẻ bằng cách cho ăn nhiều hoa quả tươi giàu vitamin C, A nhằm tăng sức đề kháng, tóc khỏe mạnh. Đồng thời, cần cân bằng chế độ nạp chất béo và protein phù hợp với thể trạng và độ tuổi của trẻ. Bởi một khẩu phần ăn nếu muốn cơ thể hấp thụ tốt nhất vitamin và khoáng chất thì cần phải có sự dung hòa.

Điều trị ngay các bệnh về tóc cho trẻ khi phát hiện

Khác với người trưởng thành, da đầu của trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Chính vì thế, khi các mẹ phát hiện bất kỳ hiện tượng bệnh lý da đầu gây rụng tóc ở trẻ thì cần gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Tránh trường hợp phụ huynh tự ý bôi các thuốc chưa được bác sĩ chỉ định sẽ khiến bệnh nặng hơn, tóc rụng nhiều hơn.

Cho trẻ tắm nắng ngoài trời

Cho trẻ tắm nắng ngoài trời

Tắm nắng cũng là cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Thời gian tắm nắng là từ 7 - 8 giờ sáng và chỉ tắm từ 5 - 7 phút hàng ngày. Quá trình này sẽ có tác dụng bổ sung Vitamin D tự nhiên cho cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa rụng tóc, đồng thời tạo tiền đề cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, bố me cần phải biết cách tắm nắng cho con. Chẳng hạn, không nên cho trẻ tắm nắng sau 9h hoặc trước 15h. Bởi việc tắm nắng ở hai thời điểm này sẽ không mang đến hiệu quả tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Ngược lại, cơ thể lại phơi mình vào sự nguy hiểm dưới tia UV A làm phá hủy làn da.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu vitamin D cho trẻ

Các mẹ có thể bổ sung vitamin D qua thực đơn hàng ngày cho con qua nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng như gan động vật, lòng đỏ trứng gà, tôm, cua, thực phẩm  họ đậu… Đừng quên bổ sung thêm dầu ăn vào các món ăn của trẻ để tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ vitamin A được tốt hơn.

Bổ sung đầy đủ vitamin D liều cao cho trẻ

Bổ sung đầy đủ vitamin D

Trong trường hơp trẻ quá thiếu hụt vitamin D, khả năng cung cấp qua đường ăn uống không đủ thì việc bổ sung vitamin D liều cao là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho trẻ hấp thụ, từ đó tăng khả năng “nhận” canxi tốt nhất.

Thông thường, cứ khoảng 6 tháng, các mẹ cần cho trẻ uống 1 liều. Hoặc các mẹ cũng có  thể bổ sung vitamin D hàng ngày kéo dài từ 6 - 8 tuần.

Thực phẩm chức năng chứa nhiều vitamin D và canxi

Bên cạnh việc cung cấp vitamin và canxi qua bữa ăn hàng ngày, các me cũng có thể cho con sử dung các thực phẩm chức năng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Lưu ý, ba mẹ nên chọn sản phẩm ở dạng nano sẽ giúp trẻ hấp thụ nhanh và tốt hơn.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ và cách điều tri. Hy vọng đã phần nào giải đáp được nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Hãy luôn quan sát tình trạng của con yêu để kịp thời phát hiện, xử lý và giúp con phát triển khỏe mạnh các mẹ nhé!

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Bị rụng tóc nên ăn gì và kiêng gì?

Bạn đang gặp vấn đề tóc gãy rụng? Bạn băn khoăn không biết bị rụng tóc nên ăn gì? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Read more...

7 cách chữa rụng tóc sau sinh hiệu quả

Rụng tóc sau sinh luôn là nỗi lo đối với các bà mẹ bỉm sữa, nhưng bạn không cần lo lắng bài viết này sẽ giúp bạn có những phương pháp điều trị đơn giản mà hiệu quả.

Read more...

7 cách chữa rụng tóc nam hiệu quả

Nam giới ngoài 30 tuổi đều có khả năng cao mắc các bệnh về tóc. Vậy nguyên nhân gây rụng là gì và cách điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn

Read more...