Những cách điều trị bệnh chàm tiếp xúc hiệu quả an toàn

Chàm tiếp xúc là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Đây chính là một trong những dạng chàm mà nhiều người mắc phải. Bệnh thường có các biểu hiện điển hình như tình trạng da khô nứt nẻ, bong tróc, nóng rát khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn dữ dội. Bệnh gây nên nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về loại chàm này thì bạn đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Chàm tiếp xúc là gì?

Chàm tiếp xúc là gì?

Chàm tiếp xúc có thể hiểu là một bệnh dị ứng gây ngứa ngáy khi người bệnh tiếp xúc với một chất nào đó gây dị ứng với cơ thể. Đây chính là tình trạng da bị sưng tấy đỏ, ngứa rát khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng hay dị ứng. Mức độ nghiêm trong của bệnh sẽ phụ thuộc vào chất tiếp xúc, thời gian cũng như cơ địa của mỗi người.

Chàm tiếp xúc có 2 dạng cơ bản đó là chàm tiếp xúc kích ứng và chàm tiếp xúc dị ứng. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Triệu chứng chàm tiếp xúc

Như đã nói phần trên chàm tiếp xúc có 2 loại đó là chàm kích ứng và chàm dị ứng. Đối với mỗi loại chàm sẽ có những cách điều trị khác nhau. Do đó, người bệnh cũng như bác sĩ cần phân biệt rõ ra từng loại thông qua các triệu chứng từ đó mới xác định nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Chàm tiếp xúc dị ứng

Đây là tình trạng da bị viêm nhiễm do sự tham gia của các yếu tố miễn dịch trong máu khi cơ thể tiếp xúc với các chất dị ứng. Nếu như tiếp xúc với các chất này thì cơ thể sẽ phản ứng quá mức, quá mạnh tăng cường giải phóng kháng thể có tên là IgE. Kháng thể này sẽ di chuyển đến các tế bào và giải phóng ra chất gây viêm histamin từ đó tạo nên phản ứng dị ứng.

Nếu như người bệnh mắc loại chàm này sẽ có một số biểu hiện cụ thể như sau :

Da khô, đỏ rộp

Da khô, đỏ rộp và ngứa ngáy.

Trên bề mặt da xuất hiện những mụn nước có nhiều kích thước khác nhau. Từ kích thước nhỏ sau một thời gian phát triển và đạt kích thước phù hợp mụn sẽ bị vỡ do tự nhiên hoặc cũng có thể do tác động từ môi trường bên ngoài.

Sau khi vỡ, những chất rỉ này bắt đầu đóng vảy và lan sang vùng da lành gây nên tình trạng viêm nhiễm trên diện rộng.

Người bệnh khi mắc loại chàm này da sẽ bắt đầu khô và trở nên rạn nứt.

Nếu như tiếp xúc với nhiều dị nguyên thì da sẽ càng đỏ càng dày và có vảy, chuyển sang màu thâm và bầm theo thời gian phát triển của bệnh.

  • Chàm tiếp xúc kích ứng

Đây là kết quả của quá trình người bệnh tiếp xúc với các chất gây kích ứng da. Khác với loại chàm tiếp xúc dị ứng, chàm kích ứng lại không có sự liên quan nào đến phản ứng miễn dịch.

Thay vào đó chính là chất kích ứng khiến cho bề mặt da bị viêm và tổn thương nhanh cho đến khi can thiệp bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi. Nếu người bệnh mắc phải loại chàm này sẽ có một số biểu hiện cụ thể như sau :

Da có hiện tượng khô, nứt nẻ

Vùng da bị kích ứng nhẹ, da bắt đầu có hiện tượng khô, nứt nẻ kèm theo đó là cảm giác ngứa. Nếu như tiếp xúc quá lâu da sẽ trở nên khô cứng, xuất hiện các mụn nước, vỡ tạo ra thành lớp vảy cứng.

Còn đối với vùng da bị kích ứng mạnh thì sau khi da có tiếp xúc sẽ có cảm giác châm chích, bỏng rát xuất hiện các mẩn đỏ, sưng, phồng rộp lên.

Căn bệnh này thường trở nên nặng hơn khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh. Nếu như không có biện pháp can thiệp sẽ gây tổn thương trên tay kèm theo đó là hiện tượng ngứa ngáy khiến cho nhiều người luôn muốn gãi gây lở loét và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Bệnh chàm tiếp xúc không lây lan từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc hay nói chuyện, nắm tay. Tuy nhiên, chàm có thể lây từ vùng da này đến vùng da khác. Không chỉ vậy, việc điều trị bệnh dứt điểm rất khó khăn, trong khi đó bệnh dễ tái phát. Do đó, việc nắm rõ bệnh và trang bị cho mình những triệu trứng để từ đó có biện pháp điều trị cũng như cần phòng tránh bệnh vô cùng quan trọng.

Khi bị chàm tiếp xúc kích ứng thì tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn ngay cả khi chỉ tiếp xúc với những chất nhẹ như nước.

Nguyên nhân gây chàm tiếp xúc

Nguyên nhân gây nên bệnh chàm tiếp xúc

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh chàm tiếp xúc. Do bệnh xuất phát từ tình trạng dị ứng nên mỗi người sẽ có một nguyên nhân khác nhau. Hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Dưới đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh có tỷ lệ phổ biến nhất:

Các sản phẩm hóa chất và dung môi công nghiệp như ethanol, tetrachlorethylene, toluene, nhựa thông là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây nên bệnh chàm này.

Nếu như người bệnh tiếp xúc với cồn hoặc các sản phẩm có chứa chất cồn thì đều có thể mắc phải bệnh chàm dị ứng.

Các sản phẩm cá nhân như chất khử mùi, mỹ phẩm, xà phòng, thuốc nhuộm, sơn móng tay…

Xi măng cũng là một trong những yếu tố gây bệnh chàm mạn tính. Khi tiếp xúc với xi măng thì những phản ứng có thể tồn tại ngay cả khi quá trình tiếp xúc đã kết thúc.

Kim loại, điển hình nhất là nikel gây ra các loại phản ứng. Những loại chất này thường có trong các đồ vật trang sức và ngay cả trong các thực phẩm như cà chua, đậu nạnh, các loại hạt đều chứa các chất gây nên các dị ứng.

Nước hoa, điển hình nhất là các loại nước hoa trang điểm và chăm sóc da.

Chú ý các loại nước hoa và đồ trang điểm

Một số loại thuốc bôi da có chứa chất kháng sinh, kháng histamine.

Những sản phẩm được bào chề từ khuynh diệp, hương thảo hoặc long não.

Những hóa chất chứa các chất formaldehyde cũng dễ gây ra viêm da tiếp xúc.

Những thành phần trong thuốc trừ sâu cũng có thể gây viêm da tiếp xúc khi sử dụng.

Các chất tẩy trắng.

Côn trùng cắn, tiếp xúc với chất độc của chúng.

Cao su cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc với một số người.

Một số loại kem chống nắng với các thành phần có thể gây dị ứng.

Một số loại cây như thường xuân, xoài, trong mỗi loại cây này đều có chứa chất urushiol. Đây được xem là một chất gây ra dị ứng với một số bệnh nhân.

Tia ánh sáng hoặc mồ hôi trên cơ thể cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm này.

Ngoài ra, còn một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như:

Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có ai từng bị viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc thì các thế hệ sau đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn bình thường.

Tuổi: Những người trẻ tuổi đặc biệt là trẻ em thường mắc phải loại chàm này cao hơn người lớn. Bởi trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên chưa có sức đề kháng để chống lại bệnh tật cũng như các tác nhân tác động từ bên ngoài vào.

Nghề nghiệp: Đây cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh chàm tiếp xúc. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những người làm trong các ngành nghề có nguy cơ viêm da cao như uốn tóc, cắt tóc, lao công, cơ khí, xử lý thực phẩm.

Môi trường: Nếu như môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, ẩm ướt hoặc khô cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ cho bệnh chàm này phát triển cao hơn.

Chàm tiếp xúc có nguy hiểm không?

Chàm tiếp xúc có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da tiếp xúc là một trong những căn bệnh da liễu khá phổ biến mà bất cứ ai có cơ địa dễ nhạy cảm đều có thể mắc phải. Những người mắc bệnh viêm da tiếp xúc này nếu như không điều trị sẽ khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn.

Lúc này người bệnh thường xuyên dùng tay gãi để giảm thiểu các cơn ngứa. Tuy nhiên, điều này không thể giảm bớt ngứa thậm chí còn khiến chúng tăng lên nặng hơn còn dẫn đến viêm da thần kinh.

Có thể thấy bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tình mạng nhưng lại tác động rất nhiều đến cuộc sống. Những triệu chứng của bệnh có thể kéo dài dai dẳng khó điều trị và khiến cho tình trạng nhiễm trùng ngày càng phát triển mạnh hơn.

Có rất nhiều người bệnh đã gặp phải các vấn đề hoại tử da nguy hiểm. Bệnh viêm da tiếp xúc rất khó điều trị bởi bệnh chủ yếu do vi khuẩn gây ra nên nhiều loại kháng sinh kể cả những loại tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay đều có thể không đáp ứng được.

Chưa hết, tình trạng ngứa còn khiến cho người bệnh không thể nào tập trung làm việc hay học tập. Vấn đề này còn gây nên tình trạng mất ngủ, mệt mỏi và từ đó làm ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe.

Mặc dù bệnh đã được điều trị nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc bội nhiễm sẽ khiến cho da bị tổn thương nặng. Người bệnh lúc này có khả năng phải sống chung với những vết sẹo lớn gây mất thẩm mỹ.

Bệnh cũng rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do vậy, người bệnh khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh nên có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.

Bị chàm tiếp xúc nên làm gì?

Bị chàm tiếp xúc nên làm gì?

Có rất nhiều người bệnh cảm thấy băn khoăn lo lắng khi mắc phải căn bệnh này. Họ cũng đã đi thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, lại không biết mình cần phải làm những việc gì để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao cũng như tránh cho bệnh không tái phát trở lại.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng nên áp dụng kết hợp với một số biện pháp dưới đây:

  • Tránh xa các yếu tố gây dị ứng đây chính là một trong những nguyên tắc đầu tiên mà người bệnh cần phải nắm được. Đối với mỗi người sẽ bị dị ứng với các chất khác nhau, nếu như người bệnh tránh xa không tiếp xúc sẽ giảm thiểu được các tổn thương đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
  • Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với một số chất hóa học, xà phòng, xi măng, một số chất có tính kiềm hay axit…Nếu như công việc yêu cầu bắt buộc phải tiếp xúc thì các tốt nhất nên sử dụng khẩu trang, găng tay lao động để hạn chế tối đa.
  • Người bệnh nên dùng xà bông dịu nhẹ, an toàn đảm bảo không gây dị ứng.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho da hàng ngày, ngày nên tắm 1 lần để cho da được thoáng mát, không bít tắc và tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm cho làn da của mình để tránh bị khô da. Nên chọn các sản phẩm theo lời khuyên, tư vấn của bác sĩ hoặc các sản phẩm có thành phần thiên nhiên, an toàn, dịu nhẹ.
  • Người bệnh không nên lạm dụng các loại thuốc bôi có chứa corticoid nếu như chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi việc lạm dụng thuốc bôi ngoài sẽ khiến cho làn da có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ như nhiễm nấm, teo da, mất màu da, mỏng da. Không chỉ vậy chất này còn khiến cho vùng da bị chàm lan rộng sang những vùng khác khiến cho bệnh nặng thêm và nhiễm khuẩn.
  • Người bệnh nên cẩn trọng khi ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, giàu chất đạm như tôm, cua, cá, nghêu, sò, ốc… Bởi trong các thực phẩm này có chứa nhiều protein khi cơ thể không tiếp nhận sẽ gây nên những phản ứng mạnh mẽ.
  • Người bệnh nên ăn các loại rau có màu xanh thẫm đồng thời bổ sung cho cơ thể các loại vitamin cần thiết để giúp phục hồi làn da, mau chóng làm lành vết thương.
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, café.
Không nên sử dụng các loại có chất kích thích
  • Nên giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao, cân bằng giữa công việc học tập để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Tránh mặc quần áo chật chội, bó sát đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng.
  • Hạn chế dùng tay gãi hay chà sát khiến cho da bị tổn thương như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập tấn công vào gây bệnh.

Điều trị chàm tiếp xúc

Một khi bệnh chàm tiếp xúc đã xuất hiện và phát triển thì việc tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa đều khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thuốc trị chàm tiếp xúc

Sau khi thăm khám và được chuẩn đoán đúng mức độ, tình trạng của bệnh cũng như nguyên nhân gây chàm tiếp xúc bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị khác nhau. Những loại thuốc điều trị bệnh thường được sử dụng như:

Dùng thuốc bôi ngoài da

Thuốc mỡ hoặc các loại kem bôi bên ngoài da. Những loại thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng, qua đó giảm tình trạng sưng trên vùng da xảy ra phản ứng.

Nếu như da xuất hiện các mụn nước bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng Eosin 2%, milla…

Nếu trong trường hợp mụn nước bắt đầu chảy nước và khô, trên da còn đỏ và xuất hiện tình trạng bong vảy thì người bệnh chỉ nên bôi kem chứa corticosteroid.

Khi da khô và nứt nẻ thì người bệnh ngâm tay trong nước từ 2-5 phút để làm mềm da sau đó bôi một số loại thuốc có chứa chất tiêu sưng hoặc thuốc mỡ chứa corticosteroid mạnh.

Khi da bị rỉ dịch hoặc kèm thêm hiện tượng nứt nẻ kèm thêm mủ thì người bệnh có thể dùng thêm kháng sinh uống hoặc bôi để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Bác sĩ cũng có thể kê thêm các loại thuốc kháng histamine để giảm bớt tình trạng ngứa, gãi, qua đó ngăn chặn nguy cơ gây viêm nhiễm.

Để mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bác sĩ cũng có thể kết hợp liệu pháp quang ánh sáng, kết hợp với thuốc psoralen.

Nếu như bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc uống và thuốc bôi như sau:

Thuốc bôi: Dùng thuốc mỡ và thuốc có chứa salisic được khá nhiều người sử dụng vì chúng mang lại hiệu quả cao, làm giảm ngay các triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên.

Thuốc uống: Phần lớn các loại thuốc uống đều là thuốc kháng sinh với các công dụng như trị những vấn đề viêm da. Một số loại thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay như Penicilin, Amoxcilin đều có thể sử dụng trong trường hợp viêm da tiếp xúc.

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc để mang lại hiệu quả cao cũng như tránh được những tác dụng không mong muốn bạn cần phải lưu ý:

Không nên sử dụng thuốc khi chưa đi thăm khám chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Nên thực hiện đúng theo các chỉ định phác đồ điều trị của bác sĩ.

Không nên tự ý mua thuốc về điều trị, bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau. Nếu sử dụng thuốc có thành phần dị ứng sẽ khiến cho bệnh nặng hơn thậm chí còn gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Không nên tự ý tăng hay giảm liều thuốc khi chưa nhận được chỉ định.

Cần phải báo ngay cho bác sĩ khi liều lượng thuốc chưa đáp ứng được các triệu chứng.

Nên đi thăm khám lại sau khi sử dụng xong thuốc để bác sĩ có phác đồ điều trị mới nhằm chấm dứt hẳn các triệu chứng của bệnh.

Cách chữa chàm tiếp xúc tại nhà

Ngoài biện pháp sử dụng thuốc tân dược thì người bệnh có thể điều trị bệnh chàm tiếp xúc tại nhà với một số bài thuốc dân gian thực hiện đơn giản nhưng cũng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như:

  • Chữa chàm tiếp xúc bằng lá khế
lá khế

Lá khế là một trong những cái tên quen thuộc trong các bài thuốc dân gian từ lâu và trở thành thảo dược với công dụng chữa nhiều bệnh ngoài da. Bài thuốc trị bệnh chàm được thực hiện rất đơn giản như sau:

Cần chuẩn bị 2 nắm lá khế, rửa sạch sau đó đun trong nước sôi trong khoảng 20 phút.

Bỏ nước ra cho nguội sau đó dùng để ngâm hoặc tắm mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng lá khế để chà sát lên vùng da bị chàm để mang lại hiệu quả cao hơn.

Ngoài cách đun lá khế thì bạn cũng có thể sao lá khê trên chảo nóng, cho đến khi lá co lại chuyển sang màu sẫm ngả nâu thì để nguội. Mỗi ngày vò lá khế rồi chà sát nhẹ lên da bạn sẽ thấy giảm ngứa ngay lập tức.

  • Chữa bệnh chàm tiếp xúc bằng lá trà xanh
Lá trà xanh

Bên cạnh việc sử dụng lá khế thì bạn cũng có thể sử dụng lá trà xanh để trị căn bệnh này. Theo y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận lá trà xanh có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Không chỉ vậy, loại lá này có sẵn trong vườn, rẻ tiền và đặc biệt rất lành tính nên có thể làm dịu ngay các cơn ngứa, giảm đau rát hiệu quả.

Với bài thuốc này bạn có thể thực hiện như sau:

Rửa sạch một nắm lá trà xanh còn tươi sau đó bỏ vào nồi nước đổ sạch nước đến phân nửa nồi và đun lên trong khoảng 30 phút. Đun cho đến khi nào các tinh chất trong lá trà tan ra trong nước như vậy mới có thể mang lại hiệu quả cao.

Sau đó bạn cho thêm một thìa muối tinh vào nước khuấy đều lên.

Bạn rót nước ra bát dùng bông gòn để thấm nước và thoa lên vùng da bị viêm.

Thực hiện 2 lần như vậy các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

  • Dùng lá mơ chữa bệnh chàm tiếp xúc
Lá mơ

Lá mơ dây còn được gọi là mơ leo. Đây là một trong những loại lá dễ tìm ở nước ta. Trong thành phần của lá mơ có chứa nhiều chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm bên ngoài da.

Sử dụng lá mơ để điều trị bệnh chàm tiếp xúc là bài thuốc dân gian được nhiều người lưu truyền và áp dụng từ trước cho đến nay. Bài thuốc này thực hiện đơn giản, an toàn mà lành tính, mang lại hiệu quả cao.

Bạn có thể áp dụng bài thuốc này như sau:
Bệnh nhân viêm da tiếp xúc có thể dùng một ít cành hoặc lá mơ giã nát, thậm chí có thể cắt sao cho thật nhuyễn. Sau đó dùng phần lá mơ này để đắp vào vùng da bị viêm để làm sạch da. Mỗi ngày bạn nên thực hiện phương pháp này vài lần để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bị chàm tiếp xúc kiêng gì?

Theo các chuyên gia có đến khoảng 90% vấn đề sức khỏe có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống. Nếu như ai không có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này khá cao.

Bị chàm tiếp xúc kiêng gì?

Đối với những người bị chàm tiếp xúc thì việc kiêng khem có vai trò rất quan trọng mà người bệnh cần phải hết sức lưu ý, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Người bệnh cần phải tránh tối đa các thực phẩm gây kích thích, dị ứng, ngứa ngáy khó chịu. Những thực phẩm này có thể khiến cho lượng chất viêm trong cơ thể được giải phòng bởi tế bào mast dưới da, từ đó khiến cho tình trạng của bệnh ngày càng nặng hơn.

Không chỉ vậy, các loại thực phẩm này còn gây ngứa khiến cho người bệnh gãi thường xuyên. Điều này hoàn toàn không tốt cho làn da của bạn vì dễ gây nhiễm trùng và chuyển sang giai đoạn bội nhiễm.

Theo các chuyên gia thì người bệnh nên kiêng một số vấn đề sau:

  • Các thực phẩm dễ gây dị ứng

Tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà bệnh nhân nên tránh các  các thực phẩm gây dị ứng khác nhau. Hoặc mỗi người cũng có thể bị dị ứng với nhiều hoặc một thực phẩm. Những loại thực phẩm mà người bệnh cần phải tránh đó là:

Các loại hải sản như tôm, cua, cá…những thức ăn này có chứa rất nhiều chất đạm, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng chúng dễ gây dị ứng vì vậy người bệnh cần phải tránh xa.

Thức ăn đóng hộp sử dụng nhiều chất bảo quản, chất phụ gia cũng là một trong những thực phẩm mà người bệnh nên tránh.

Các loại thức ăn với nhiều gia vị cay nóng dễ gây kích ứng làn da.

Đây đều là những thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới làn da. Chưa hết chúng còn khiến cho quá trình điều trị cũng như những phục hồi tổn thương trên da diễn ra lâu hơn, khó khăn hơn. Nếu những ai đã có tiền sử dị ứng thì nên tránh xa các thực phẩm trên.

  • Rượu bia
Kiêng rượu bia

Rượu bia là nhóm thực phẩm uống kiêng cữ hàng đầu khi bị viêm da tiếp xúc cũng như các bệnh lý khác. Nguyên nhân là do trong thành phần của rượu có chứa ethanol dễ gây nên tình trạng mẩn ngứa khó chịu do gan phải tăng cường giải độc. Như vậy sẽ khiến cho vùng da của bạn dễ bị ngứa ngáy khó chịu nhiều hơn.

Mặt khác, nếu như bạn sử dụng các đồ uống có chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh cũng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch. Rượu bia cũng khiến cho các cơ quan khác trong cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.

  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất

Hóa chất công nghiệp hoặc sinh hoạt là những sản phẩm mà chúng ta rất thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, trong số đó có nhiều chất khiến cho làn da dễ bị kích ứng và tái phát gây nên bệnh chàm tiếp xúc.

Chính vì vậy, người bệnh cần phải hạn chế không nên tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất sau:

Chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát.

Các loại hóa mỹ phẩm.

Các chất trong xây dựng như xi măng, nhựa đường.

Hóa chất trong công nghiệp như xăng dầu, sơn, dung môi…

Bạn nên sử dụng găng tay, khẩu trang, mặc quần áo dài khi tiếp xúc với các hóa chất.

  • Các loại quần áo và vật dụng

Khi bị viêm da tiếp xúc người bệnh cũng không nên mặc các loại quần áo, vật dụng dễ gây ngứa. Nên hạn chế dùng các loại quần áo có sợi len tổng hợp dày như vậy sẽ khiến cho da dễ bị ngứa.

Một số loại vật dụng có bề mặt kim loại như Niken, Crom, … người bệnh cũng nên tránh xa. Bởi chúng có thể khiến tăng tình trạng kích ứng da.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Những người bị chàm dị ứng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bởi như vậy sẽ khiến cho tình trạng ngứa ngáy ngày càng tăng cao và khó chịu hơn. Khi trời nắng nóng cơ thể cũng đổ nhiều mồ hôi vì vậy da người bệnh sẽ luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, gây ngứa ngáy và khó chịu.

Bị chàm tiếp xúc nên ăn gì?

Bị chàm tiếp xúc nên ăn gì?

Bệnh chàm tiếp xúc thường gây nên nhiều biến đổi trên làn da, khiến cho da bị ngứa ngáy, khó chịu và trở nên nhạy cảm hơn. Những người mắc phải căn bệnh này cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống cẩn trọng hơn, sử dụng các thực phẩm tốt cho quá trình điều trị.

Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung khi bị chàm tiếp xúc:

Rau củ quả: Rau củ quả sẽ cung cấp cho người bệnh một lượng vitamin và chất khoảng khổng lồ. Không chỉ vậy, nhóm thực phẩm này còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chất chống oxy hóa. Chế độ dinh dưỡng khi bị viêm da tiếp xúc nên có rau củ như vậy mới có thể loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.

Nếu như người bệnh ăn nhiều rau củ quả còn giảm tình trạng sưng ngứa, viêm. Giúp cho người bệnh có làn da khỏe mạnh hơn. Chúng sẽ giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.

Không chỉ vậy, trong rau củ quả còn chứa một lượng nước lớn và vitamin có lợi cho cơ thể. Chúng có khả năng làm mát cho cơ thể từ đó hạn chế tiết mồ hôi, giúp duy trì độ ẩm cho làn da, do vậy mà các triệu chứng của bệnh chàm cũng thuyên giảm nhanh chóng.

Tuy nhiên, không phải bất cứ loại rau nào cũng tốt cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần phải biết cách chọn lọc, nên ăn các loại rau như bông cải xanh, rau má, rau cải, rau bina…

Các loại cá

Cá tươi: Các loại cá, đặc biệt là cá nước lạnh sẽ là một trong những vị cứu  tinh và là nguồn thực phẩm giàu omega 3 cao nhất so với các thực phẩm khác để hỗ trợ giúp điều trị nhanh quá trình trị bệnh chàm tiếp xúc. Omega 3 giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng, góp phần điều trị bệnh nhanh khỏi. Người bệnh nên bổ sung các loại cá tươi trong bữa ăn hàng ngày của mình.

Thịt lợn nạc: Những người bị chàm tiếp xúc cũng nên lựa chọn thịt lớn nạc trong danh sách các món ăn hàng ngày của mình. Bạn không nên sử dụng các loại thịt mỡ bởi chúng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị đe dọa trầm trọng và không hề tốt cho da.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Nước là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu cho cơ thể. Nước giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, thuận lợi đồng thời loại bỏ bớt những chất độc ra bên ngoài một cách nhanh chóng.

Nước còn giúp giảm tình trạng kích ứng da, giúp giảm khô da và nứt nẻ da. Do vậy việc uống nước đẻ giảm ngứa ngáy, da mẩn đỏ phát ban là việc làm vô cùng quan trọng. Mỗi ngày, bạn nên uống ít nhất là 2 – 2.5l nước để có một làn da và sức khỏe tốt nhất để đương đầu với bệnh.

Hy vọng, với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm tiếp xúc để từ đó có thể bảo vệ tốt nhất cho cơ thể của mình. Nếu bạn còn băn khoăn hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Chàm sữa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sữa là một triệu chứng rất hay thường gặp ở bé từ 2 tháng đến 2 năm tuổi khiến các bà mẹ rất lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ có những gải pháp cho bạn

Read more...

Bệnh chàm môi là gì? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm môi có thể gặp ở mọi lứa tuổi khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti. Bài viết này mang đến cho bạn những phương pháp điều trị hiệu quả

Read more...

Chàm khô là bệnh gì? Điều trị như thế nào cho hiệu quả ?

Bệnh chàm khô là gì? Có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị? Sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây cùng bạn đọc

Read more...