Tinh dầu tràm Hoa Nén có tác dụng gì, mua ở đâu, giá bao nhiêu
Tinh dầu tràm Hoa Nén là một sản phẩm tinh dầu chứa hai thành phần chính là tràm và nén. Đây là những thành phần có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Vậy! Dạng tinh dầu này được chiết xuất như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Có những công dụng hiệu nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết ngay sau đây.
Tình dầu tràm Hoa Nén là gì?
Tinh dầu tràm Hoa Nén là loại tinh dầu tràm ngâm cùng củ nén, Hoa Nén. Trong đó:
Củ nén còn được gọi là củ hành tăm. Đây là một loại thực vật thuộc họ hành tỏi, tên khoa học gọi là Allium Odorum L. Theo Đông y, nén ngọt, có vị cay, tính ôn các công dụng giúp làm ấm cơ thể, bồi bổ thận.
Khoa học hiện đại cũng chứng minh, trong nén có nhiều pentylhydrodisulfid, metylpen tyldisulfid và silic. Đây là những hợp chất có tác dụng kháng sinh, hỗ trợ tiêu hóa, sát trùng... Chính vì vậy, ngoài sử dụng làm gia vị, củ nén còn được biết đến như một loại thảo dược được dân gian sử dụng điều trị rất nhiều chứng bệnh.
Chiết xuất tình dầu tràm cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tinh dầu tràm có chứa Eucalyptol và α-Terpineol. Đây là những hoạt chất có khả năng phòng ngừa nấm, virus và điều trị nhiều chứng bệnh.
Nhận thấy công dụng của hai loại dược liệu này, đồng thời qua nghiên cứu cho thấy. Kết hợp chúng lại với nhau không nhìn thấy sự đối kháng mà còn giúp hiệu quả của tinh dầu tăng lên gấp bội.
Chính vì điều này, Công ty TNHH MTV tại Huế đã nghiên cứu, sản xuất. Sản phẩm đạt kiểm định chất lượng bởi Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế và đạt chuẩn chất lượng do Chi cục đo lường chất lượng của Sở Khoa học và Công nghệ.
Thành phần có trong tinh dầu tràm và Hoa Nén gồm có: Cineol 1,8 và α-Terpineol. Trong đó, Cineol có tác dụng trị ho, làm long đờm, làm ấm (thành phần này chiếm hơn 40%). α-Terpineol giúp kháng khuẩn, làm ức chế sự phát triển của virus (thành phần này chiếm từ 5 đến 12%).
Công dụng của tinh dầu tràm Hoa Nén
Tinh dầu tràm Hoa Nén có nhiều công dụng rất tốt. Sản phẩm này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng già - trẻ, trai - gái và cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Một số công dụng thường gặp.
Công dụng phòng muỗi và côn trùng của tinh dầu tràm Hoa Nén
Để tránh muỗi và côn trùng đốt, bôi tinh dầu tràm và Hoa Nén vào một số đồ vật bé mặc trên người như áo, quần, nón, khăn, tất… Mùi tinh dầu tràm sẽ giúp con trùng và muỗi tránh xa bé.
Đối với những vết sưng đỏ do muỗi và côn trùng đốt lưu lại chi cần lấy một ít tinh dầu tràm thoa trực tiếp lên vết cắn giúp làm giảm sưng đau và giảm ngứa. Lưu ý: Không thoa tinh dầu tràm lên những vết thương hở. Đồng thời, không bôi dầu ở vùng miệng, mắt và phần da non.
Chữa sổ mũi, ngạt mũi bằng tinh dầu tràm Hoa Nén
Tinh dầu tràm kết hợp Hoa Nén có tác dụng trị sổ mũi ngạt mũi rất công hiệu. Cách thức thực hiện như sau:
Đối với trẻ nhỏ: Bôi một ít tinh dầu vào khăn sữa rồi quấn lỏng quanh cổ sao cho chỗ bôi dầu có thể bay lên mũi, giúp bé hít thở dễ dàng. Ngoài ra, vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, nên bôi một ít tinh dầu vào lòng bàn chân của bé, massage nhẹ nhàng sau đó bọc tất ấm. Thực hiện cách làm này vài lần là có thể loại bỏ được chứng sổ mũi, ngạt mũi cho bé.
Đối với người lớn: Có thể bôi trực tiếp tinh dầu tràm lên vùng mũi giúp thông mũi dễ dàng hơn. Ban đêm bạn cũng nên dùng tinh dầu làm ấm chân rồi mang vớ trước khi đi ngủ.
Phòng cảm lạnh bằng tinh dầu tràm Hoa Nén
Dùng tinh dầu tràm phụ huynh có thể giúp con đẩy lùi cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc tây. Cách thức giúp phòng cảm lạnh từ loại tinh dầu này như sau:
- Vào những ngày tiết trời trở lạnh cho bé tắm cùng nước ấm pha 4 đến 5 giọt tinh dầu tràm giúp giữ ấm cơ thể. Nếu tắm cùng tinh dầu tràm thì nên cẩn thận để nước không bắn vào mắt của bé.
- Trước khi đi ngủ, dùng một ít tinh dầu tràm đổ vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage nhẹ nhàng ở phần lưng bé. Tinh dầu sẽ thẩm thấm giúp giữ ấm người nhất là vùng phổi.
Hỗ trợ điều trị trướng bụng, khó tiêu
Đối với những trường hợp trẻ chứng bụng, khó tiêu gây nên cảm giác đau trướng, buồn nôn… nên để bé ăn cháo được nấu loãng. Ngoài ra, bạn cũng đổ một ít dầu tràm Hoa Nén xoa lên vùng lưng và bụng của bé theo chiều kim đồng hồ.
Cách làm này sẽ giúp làm giảm cảm giác trướng đau và giúp làm ấm để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bạn cũng đừng quên đổ một ít dầu vào gan bàn chân bé, massage giúp bé thỏa mái hơn.
Hỗ trợ điều trị ho, đờm
Khi trẻ bị ho khò khè hay ho có đờm sử dụng tinh dầu tràm cũng giúp mang lại cảm giác dễ chịu và giúp cơn ho mau chấm dứt. Sử dụng dầu tràm Hoa Nén massage lưng của bé rồi mặc ấm (Lưu ý: Tránh việc xoa trực tiếp vào phần sống lưng).
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi, bạn nên đổ tinh dầu vào lòng bàn tay, thoa đều rồi dùng bàn tay đó massage nhẹ nhàng rồi mặc ấm cho trẻ. Mặt khác hãy sử dụng tinh dầu xông phòng giúp bé dễ chịu hơn trong việc hô hấp.
Công dụng giúp kháng khuẩn của tinh dầu tràm Hoa Nén
Để có môi trường kháng khuẩn, tốt cho sức khỏe, người ta sử dụng tinh dầu tràm và Hoa Nén để xông phòng ngủ, phòng khách… Cách thức đơn giản, đổ tinh dầu vào đèn xông và nhấn nút bật. Hương tinh dầu giúp làm sạch khuẩn, mang lại mùi hương dịu nhẹ và đặc biệt giúp bạn có được không khí trong lành.
Công dụng làm giảm đau
Cả tràm và nén đều có tác dụng làm nóng. Chính vì vậy, đối với những trường hợp bị va đập khiến cơ bị sưng, đỏ hoặc bị bầm… Hãy dùng dầu tràm bôi vào chỗ sưng đau (bôi nhiều). Sau khi bôi thì chịu đau và dùng tay xoa bóp mạnh giúp tan máu bầm và vết sưng mau tan.
Ngoài những công dụng trên, tinh dầu tràm và Hoa Nén còn rất nhiều công dụng khác. Chẳng hạn:
- Chống nấm;
- Làm đẹp da;
- Trị mụn;
- Chăm sóc vùng răng, miệng;
- Chữa rụng tóc;
- Điều trị gàu...
Một vài lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm Hoa Nén
Tuy tinh dầu tràm kết hợp Hoa Nén có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tinh dầu có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh... Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu tràm bạn như lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên tìm mua và sử dụng tinh dầu tràm nguyên chất;
- Không dùng tinh dầu tràm để uống;
- Không bôi tinh dầu tràm lên vùng mắt, miệng, vùng kín;
- Đối với những vết thương hở, không được phép bôi tinh dầu tràm;
- Không lạm dụng tinh dầu tràm, chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết;
- Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không đổ trực tiếp tình dầu tràm lên da của bé;
- Nếu chẳng may uống phải một lượng lớn tinh dầu tràm cần phải đến ngay cơ sở y tế để khám và tìm cách điều trị để tránh trường hợp xấu nhất...
Trên đây là một số thông tin cần thiết về tinh dầu tràm Hoa Nén. Đây quả là một sự kết hợp hoàn hảo giúp bạn giải được bài toán dành cho các bệnh vặt như ho, sổ mũi, côn trùng cắn… Hãy cất ngay một lọ trong nhà để phòng hờ khi cần thiết nhé.