Bạch chỉ có tác dụng gì, các bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ

Bạch chỉ hay còn gọi  là hang châu bạch chỉ, là rễ phơi hoặc sây khô của cây Bạch chỉ Angelica dahurica Benth.et Hook thuộc họ hoa tán Apiaceae ( Umbelliferae).

Thông tin về bạch chỉ

Đa số Bạch chỉ dùng làm thuốc được nhập từ Trung Quốc, hiện tại đã được di thực vào nước ta thích nghi khá tốt. Thuốc được thu hái vào mùa Thu, khi lá vàng, đào lấy rễ, rửa sạch,  ủ cho mềm,cạo bỏ lớp vỏ mỏng ngoài , thái thành  từng phiến mỏng và phơi âm can.

Cây bạch chỉ

Nghiên cứu cho thấy trong Bạch chỉ có chứa một số hoạt chất như imperatorin, isoimperatorin, oxypeucedanin….

Theo y học cổ truyền, Bạch chỉ có vị cay tính ấm quy kinh phế, vị và đại trường. Có công năng phát tán phong hàn, chỉ thống tiêu viêm.

Chủ trị:

  • Chữa cảm mạo phong hàn, biểu hiện đau đầu, chủ yếu là đau vùng trán và đau nhức vùng lông mày, hốc mắt, chảy nước mắt. Có thể kết hợp với một số vị thuốc khác như địa liền, cát căn, xuyên khung hương phụ…
  • Trừ phong giảm đau, chữa phong thấp, đau răng, đau dây thần kinh, đau dạ dày, viêm xoàn,viêm mũi mãn tính.
  • Giải độc tiêu viêm , chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, có thể kết hợp kim ngân, bồ công anh
  • Hành huyết điều kinh, có thể phối hợp với các vị điều kinh khác.

Ứng dụng của bạch chỉ trong chữa bệnh

Bạch chỉ có tác dụng gì

Đau đầu do phong nhiệt

Bài 1 : khung chỉ thạch cao thang: xuyên khung 8g, bạch chỉ 12g, thạch cao 12g, hoàng cầm 8g, chi tử 8g, cúc hoa 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 30 phút.

Bài 2: xuyên khung trà điều tán: xuyên khung 8g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, tế tân 4g, bạch chỉ 10g, bạc hà 10g, cam thảo 6g , khương hoạt 8g. sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 30 phút.

Trị đau răng

Bạch chỉ, ngô thù lượng bằng nhau, tán bột hòa với nước ngậm.

Điều trị mụn nhọt, viêm sưng tấy

Bạch chỉ 12g, kim ngân 10g, liên kiều 10g, tử hoa địa đinh 8g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 30p.

Làm mặt nạ dưỡng trắng da

Bạch chỉ, đậu xanh, bạch phuc linh, bột trà xanh lương bằng nhau, tán bột đắp tuần 2-3 lần.

Những lưu ý khi sử dụng bạch chỉ

Những bệnh nhân âm hư, hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng bạch chỉ.

Xem thêm:

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến…

Read more...

Lá đơn đỏ và những bài thuốc chữa bệnh từ đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời, đơn tướng quân hay còn có tên gọi lá mồng 5. Cái tên lạ và khá ấn tượng đúng không, tất cả đều có lý do cả.

Read more...

Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư…

Read more...