Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy
Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư… Để biết cụ thể hơn về Đương quy cũng như tác dụng chữa bệnh của vị thuốc này, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài viết này nhé.
Đương quy hay còn được gọi là tần quy, quy vân là một thực vật thuộc họ Hoa tán. Từ ‘quy’ trong từ đương quy có nghĩa là quay về, sở dĩ có tên gọi như vậy và vì đương quy có tác dụng đưa khí huyết đang bị rối loạn quay về chỗ cũ, giúp lưu thông hành huyết, bổ huyết.
Thông tin về đương quy
Đương quy là một loài cây nhỏ cao khoảng 100cm, lá cây nhọc so le, lá xẻ lông chim,hoa rất nhỏ có màu trắng hợp thành từng cụm,. thường phát triển ở những nơi có khí hậu ẩm mát.
Thu hái và chế biến đương quy
Đương quy được sử dụng đầu tiên ở trung Quốc, cây thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát.
Ở Việt Nam Đương quy được trồng vào đầu những năm 60. Hiện nay cây được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như: Đà Lạt (Lâm Đồng).
Sau khi thu hoạch, giữ lại phần rễ để làm thuốc, có thể phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học và tác dụng của đương quy
Người ta tìm thấy trong thành phần của đương quy có chứa tinh dầu với tỉ lệ 0,2%, tỷ lệ axit tự do trong tinh dầu chiếm 40%, thành phần chủ yếu của tinh dầu giống tinh dầu Nhật Bản.
Nghiên cứu cho thấy Đương quy có tác dụng trên tử cung ( gây kích thích hoạt ức chế) và các loại cơ trơn, cơ tim; trên trung khu thần kinh, và cả trên huyết áp, hô hấp….
Công dụng của đương quy
Theo y học cổ truyền: Đương quy vị ngọt, cay tính ấm vào 3 kinh: Tâm,Can,Tỳ.Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết và chỉ huyết.Rễ (củ) đương quy có thể phân thành 3 bộ phận với tác dụng có phần khác biệt:
- Toàn quy: cả rễ chính và rễ phụ vừa dùng để bổ huyết lại có thể hoạt huyết.
- Quy củ: rễ chính của cây tác dụng chủ yếu là bổ huyết.
- Rễ phụ lớn gọi là quy thân cũng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết.
- Rễ phụ nhỏ gọi là quy vỹ chủ yếu có tác dụng hoạt huyết, hành huyết.
Đương quy có thể dùng trong bài thuốc để chữa một số chứng bệnh cụ thể như sau:
Điều trị thiếu máu, huyết áp thấp
Bài 1: Đương quy hoàng kỳ thang:Đương quy 8g, hoàng kỳ 40g sắc 3 bát nước lấy 1 bát chia uống trong ngày.
Bài 2: Tứ vật thang: Đương quy 16g, thục địa 12g,xuyên khung 6g,bạch thược 12g. Sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 30 phút.
Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh
Có thể dùng bài tứ vật thang gia giảm, nếu hay cáu gắt, đến kinh tức 2 mạng sườn gia thêm sài hồ hương phụ; nếu kinh có máu cục nhiều gia đào nhân , hồng hoa; đi ngoài táo bón thường xuyên gia thêm vị a giao…
Điều trị băng huyết
Tẩm rượu sao , sắc uống ngày 2-3 bữa
Chữa chấn thương ứ huyết, chân tay đau nhức
Tứ vật đào hồng thang: đương quy 12g, thục địa 10, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, đào nhân 6g, hồng hoa 4g. sắc uống ngày 2- 3 lần.
Ngâm rượu đương quy điều trị huyết áp thấp
Đương Quy: 12g, Xuyên Khung: 12g, Thục địa: 12g, Bạch Thược: 8g, Đảng Sâm: 8g, Hoàng Kỳ: 8g, Phục Linh: 8g, Cam Thảo: 8g.
Bốc 5 thang thuốc với tỉ lệ như trên ngâm với 1 lít rượu trắng, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 chén sáng và tối.
Lưu ý khi sử dụng đương quy
Tuy có rất nhiều công dụng tuyệt vời như vậy nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng vị thuốc này:
- Vì đương quy vị ngọt tính trệ cho nên những bệnh nhân tỳ vị hư hàn không nên sử dụng sẽ gây nê trệ và đi ngoài lỏng phân.
- Do đương quy vị cay, tán đối với những trường hợp âm hư hỏa thịnh thì k nên dùng.
Xem thêm: https://channguyen.vn/hoa-atiso/