Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến ….hoặc dùng để giải độc các loại nấm.Bên cạnh những những tác dụng trong chế biến ẩm thực thì gừng được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh . Vậy cụ thể tác dụng của nó như  thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Gừng còn có tên gọi khác là khương, tùy cách chế biến mà có những tên gọi riêng như can khương, sinh khương ổi khương…Tên khoa hoc là Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ gừng Zingiberaceae

Thông tin về gừng

Cây gừng

Gừng thuộc loại thân thảo, sống lâu năm cao chưa đến 1m, thân chẻ ra hình quạt, thân rễ phát triển lên thành củ, lá mọc so le. Trục hoa xuất phát từ gốc cây, dài tới 20cm, cụm hoa thành bông mọc sát nhau, hoa dài 5cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trứng dài 2,5cm, mép lưng màu vàng đài hoa dài chừng 1cm..

Thu hái và chế biến gừng

Gừng hiện nay được trồng khắp nơi trên đất nước, đa số mỗi nhà trường trồng một vài khóm để lấy củ nấu ăn và là thuốc.

Gừng thường được đào củ vào mùa hè hoặc mùa thu, có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô , nướng tùy vào mục đích sử dụng.

Thành phần hóa học có trong gừng

Nghiên cứu cho thấy trong củ gừng có chứa 2-3% tinh dầu. Ngoài ra còn có chất nhựa dầu 5% và chất béo 3,7%, các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola..

Tác dụng dược lý của gừng

  • Nước gừng có tác dụng co mạch gây hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tang tuần hoàn, tang huyết áp, ức chế trung tâm nôn, sung huyết dạ dầy, cầm máu nhẹ.
  • Tác dụng kháng khuẩn: gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như Bacillus mycoides, stachylococus aurius, diệt trichomonas.

Công dụng của gừng

Từ củ gừng có thể bào chế ra được 5 loại thuốc với  tên gọi, tính dược và tác dụng khác nhau:

  • Sinh khương là củ gừng tươi.
  • Can khương là củ gừng khô.
  • Thán khương là gường sao cháy tồn tính.
  • Bào khương là gừng qua bào chế.
  • Tiêu khương: gừng thái lát sao vàng, vẩy  ít nước và để nguội.

Theo y học cổ truyền sinh khương vị cay tính ấm vào các kinh phế, tỳ vị, thận với công dụng: tán hàn giải biểu, ôn trung cầm nôn, chỉ ho, giải độc.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Củ gừng

Một số ứng dụng của thể của gừng trong điều trị bệnh :

Chữa cảm mạo phong hàn

Bài 1: sinh khương 4g sắc lấy nước uống lúc còn ấm nóng, có thê pha them chút đường cho dễ uống nếu ra mồi hôi giâm giấp thì dừng.

Bài 2: sinh khương 3g, kinh giới 6g, bạch chỉ 4g sắc với nước uống lúc còn ấm nóng.

Trị chứng buồn nôn khi bị lạnh bụng

Can khương 4-6g sắc với nước uống, có thể dùng gừng tươi là sinh khương

Gường tươi hoặc khô đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi để bị cảm lạnh, khí huyết ngưng trệ, đầy bụng nặng mặt, chân tay lạnh.

Điều trị ho

Có thể dùng 4g độc vị can khương hoặc dùng cùng các vị thuốc khác như tử tô , hạnh nhân…

Lợi tiểu chữa phù thũng

Áp dụng bài ngũ bì ẩm: Tang bạch bì, Trần quất bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì, Bạch linh bì lượng bằng nhau chế thành bột mịn. Mỗi lần uống 8-12 g với nước sôi để nguội.

Giải độc khi ăn cua cá bị dị ứng

Chính vì vậy để có thể tránh bị ngộ độ cua cá, khi chế biến các món ăn này nên bỏ 1 chút gừng vừa làm gia vị vừa có thể phòng độc.

Điều trị mất ngủ

Gừng tươi đập dập đun với nước, để ấm và dùng ngâm chân hằng ngày: giúp lưu thông khi huyết thư thái dễ đi vào giấc ngủ, ngoài ra còn có thể điều hòa huyết áp.

Lưu ý khi sử dụng gừng

  • Gừng có vị cay, tính ấm, những trường hợp nôn do vị nhiệt hoặc ho hen do phế nhiệt k nên dùng.
  • Có thể gây tang Huyết áp nên những bệnh nhân có tiền sử tang huyết áp k nên sử dụng nhiều.

Xem thêm: https://channguyen.vn/baking-soda/

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến…

Read more...

Lá đơn đỏ và những bài thuốc chữa bệnh từ đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời, đơn tướng quân hay còn có tên gọi lá mồng 5. Cái tên lạ và khá ấn tượng đúng không, tất cả đều có lý do cả.

Read more...

Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư…

Read more...