Bạch truật tác dụng gì, các bài thuốc chữa bệnh từ bạch truật

Bạch truật có tên khoa học là  Atractylodes macrocephala Koidz, ngoài ra bạch truật còn có những tên gọi khác như đông truật, triết truật, thuộc họ Cúc Composiae.

Thông tin về bạch truật

Cây bạch truật hiện tại đã được di thực sang Việt Nam nhưng đa số vẫn phải nhập thuốc từ Trung Quốc.

Cây bạch truật

Bộ phận bạch truật dùng làm thuốc là thân rễ phơi sấy khô của loài cây này, có rất nhiều cách bào chế để phù hợp với mục đích sử dụng và làm tăng tác dụng của thuốc như:

  • Bạch truật sao cám , sao Hoàng thổ hoặc tẩm sữa để tăng tác dụng bổ Tỳ.
  • Bạch truật dùng sống với mục đích táo thấp với tên gọi là sinh sái truật , hay là đông truật.
  • Bạch  truật tẩm mật ong để bổ Tỳ nhuận Phế.
  • Bạch truật sao cháy để cầm máu đồng thời ôn ấm cho Trung tiêu.

Theo y học cổ truyền

Bạch truật quy kinh Túc Thái âm Tỳ và Túc Dương Minh Vị. Vị ngọt chuyên bổ tỳ, đắng táo thấp,  tính ôn chuyên hòa trung. Dùng cùng huyết dược có công bổ huyết, dùng cùng khí dược có công bổ khí.

Có công năng: kiện Tỳ táo thấp, chỉ hãn, an thai và lợi niệu.

Tác dụng của cây bạch truật

  • Chữa Tỳ hư gây trường mãn, tiết tả vì bạch truật có công năng táo thấp.
  • Chữa các chứng tự hãn, đạo hãn( vì thấp theo mồ hôi mà xuất ra ngoài, nếu trừ được thấp có nghĩa là dừng được hãn).
  • Chữa phù do viêm thận mạn hoặc phù suy dinh dưỡng ( táo được thấp , bổ được Tỳ, Tỳ khỏe có công năng kiện vận thủy thấp trong cơ thể.  
  • Trị động thai, sảy thai và đẻ non.

Các bài thuốc từ cây bạch truật

Bạch truật khô

Trên thực tế Bạch truật được dùng để điều trị rất nhiều bệnh như:

Tỳ vị hư nhược có đàm thấp

Bài: Lục quân tử thang: bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 6g, trần bì 8g, bán hạ 8g. Sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 30 phút.

Đau dạ dày thể hư hàn, có khí trệ

Bài: Tứ quân tử thang gia giảm: đẳng sâm 12g, bạch linh 8g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, trần bì 10g, hậu phác 8g. Sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 30 phút.

Điều trị trĩ thể khí hư hạ hãm

Bài: Bổ trung ích khí thang: Đẳng sâm 12g, chích kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 20g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 30 phút.

Trị động thai có đau lưng

Bài: lục vị địa hoàng thang gia giảm: thục địa 16g, hoài sơn 8g, sơn thù 8g, đan bì 6g, phục linh 6g, trạch tả 6g, hoàng cầm 10g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 30 phút.

Đau bụng đi tả do hàn tà xâm phạm

Bài: Phụ tử lý trung thang : nhân sâm 12g, can khương 6g, phụ tử 6g, bạch truật 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 30p.

Lưu ý khi sử dụng cây bạch truật

Bạch truật tính táo, nếu bệnh nhân âm hư hay táo kết thì không nên dùng.

Xem thêm: https://channguyen.vn/cay-sa/

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến…

Read more...

Lá đơn đỏ và những bài thuốc chữa bệnh từ đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời, đơn tướng quân hay còn có tên gọi lá mồng 5. Cái tên lạ và khá ấn tượng đúng không, tất cả đều có lý do cả.

Read more...

Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư…

Read more...