Bồ kết: thành phần, công dụng, cách sử dụng

Bồ kết là một loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam nhất là vùng nông thôn, quả được sử dụng để gội đầu giúp tóc suôn mượt  và óng ả. Tuy nhiên cây bồ kết ngoài sử dụng quả để gội đầu thì trong y học được dùng với rất nhiều tác dụng mà ít người biết đến, không chỉ dùng quả mà những bộ phận khác như gai và hạt cũng được dùng để làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Chúng ra sẽ tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Mô tả về cây bồ kết

Cây bồ kết

Đặc điểm dễ dàng nhận biết cây bồ kết là một cây to cao 6-9 mét, trên cây co rất nhiều nhánh , thân  đều có gai dài gần 20cm. Lá bồ kết thuộc dạng lá kép lôngng chim, dài và hình trứng.Hoa mọc thành chum hình bông màu trắng rất nổi bật trên cây. Qủa  có hình dẹt, cong như hình lưỡi liềm, trong có chứa hạt,hạt có hình giống hạt đậu nhưng kích cỡ to hơn, mỗi quả thường có 10-12 hạt. Quả màu xanh, khi chin có màu đen tuyền. Thông thường mùa thu hoạch quả khoảng tháng 10 hoặc tháng 11.

  • Bồ kết hay còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét( Campuchia).
  • Tên khoa học: Gleditschia autralis Hemsl.
  • Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.

Bộ phận dùng làm thuốc

  1. Quả bồ kết- tạo giác (Fructus Gleditschiae)- là quả bồ kết chín khô.
  2. Hạt bồ kết -tạo giác tử (Semen Gleditschiae) là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sây khô.
  3. Gai bồ kết –  tạo giác thích, thiên đình, tạo tràm (Spina Gleditschiae) là gai của thân cây bồ kết, phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô.

Phân bổ, thu hái và chế biến bồ kết

Cây bồ kết thường thấy mọc hoang hoặc được trồng rải rác các tỉnh trên đất nước nhưng tập trung nhiều hơn tại các tỉnh miền Bắc nước ta. Các tỉnh miền Nam Trung Quốc cũng xuất hiện cây bồ kết.

Thu hoạch quả thường vào tháng 10-11. Hái quả lúc đã ngả vàng hoặc đã xuất hiện màu đen càng tốt, sau khi hái thì sao vàng hoặc phơi sấy khô và bảo quản nơi khô ráo, người dân nông thôn hay gác trên bếp, lúc cần mang ra sử dụng rất hiệu quả.

Gai bồ kết có thể thu hái quanh năm, sau khi thu hái nên thái mỏng gai vì lúc tươi sẽ dễ thái hơn, sau đó phơi khô và bảo quản.

Thành phần hóa học của bồ kết

Các nghiên cứu từ quả bồ kết ở Việt Nam cho thấy trong quả có chất saponin không mùi tinh khiết với hiệu suất 10% , một số nghiên cứu còn tìm thấy 8 chất flavonoid  trong đó có: luteolin,saponaretin,vitexin,homorientin ,orientinvà 7 hợp chất tritecpen. Ngoài ra tác giả còn chiết xuất được 1 saponin mới là australozit.

Quả bồ kết khô

Công dụng của bồ kết

Theo y học cổ truyền , mỗi một bộ phận của cây được sử dụng với những mục đích điều trị khác nhau như sau:

Hạt bồ kết- tạo giác tử: có vị cay tính ấm  điều trị các chứng táo bón bí kết hoặc tiêu ung nhọt. Cách dùng như sau:

  • Hạt bồ kết 5-10g sắc lấy 1 bát nước chia uống trong ngày.
  • Chữa lị lâu ngày: hạt sao vàng tán nhỏ, cùng hồ nếp làm hoàn bằng hạt ngô, uống ngày 15v, ngày 3 lần.

Gai bồ kết (tạo thích, tạo giác thích): Có vị cay, tính ôn, không độc. Vào kinh phế, đại tràng . Có tác dụng: trừ đàm, thông khiếu, trù mủ, tán kết

  • Trù đàm chỉ ho: chữa đàm đặc, ngưng trệ, ngực đầy chướng, suyễn tức, nôn ra đờm dãi.
  • Thông khiếu khai bế:dùng khi trúng phong cấm khẩu, điên giản, đàm tắc, cổ họng sung đau.
  • Dùng ngoài trị mụn nhọt, rửa vết thương.
  • Trị phụ nữ vú sưng: tán nhỏ cùng bạch phấn tỉ lệ 10:1  và cho uống ngày 4g. Liều dùng 4-12g/ ngày.
  • Những người ho khan do phế hư thì k dùng.

Qủa bồ kết – tạo giác:

  • Được biết đến như 1 loại thuốc kỳ diệu chữa các chứng rụng tóc, tóc bạc sớm và ngứa đầu bong vảy rất hiệu quả. Đập dập quả bỏ hạt sau đó đun sôi với nước khoảng 5-7 phút , hòa với nước lạnh để gội đầu
  • Điều trị các chứng bí đại tiện, trung tiện. Dùng ¼ quả bồ kết, nướng vàng sau đó tán bột dùng để thụt tháo hậu môn rất hiệu quả được áp dụng tại 1 số bệnh viện.
  • Chữa sâu răng:  tán nhỏ và đắp vào chân răng khi nào chảy dãi thì nhổ đi
  • Trị quai bị: lấy quả bồ kết đốt thành than, trộn với dấm đắp thuốc lên vùng quai bị và thay thuốc sao khoảng 20 phút.
  • Ngoài ra được đốt để xông trong nhà để trừ uế khí, tà khí và thông mũi tỉnh táo, những trường hợp tắc mũi do cảm thời kỳ sơ khởi có thể áp dụng phương pháp này rất hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng bồ kết

Tuy có rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt với như vậy nhưng bên cạnh đó cây bồ kết cũng  có 1 số bộ phận có độc tính như hạt, lá, vỏ cây…lúc còn tươi. Chính vì vậy quá trình bào chế cần sao, nước hoặc đốt tồn tính để loại bỏ độc tố nếu sử dụng những bộ phận này.

Xem thêm: https://channguyen.vn/hoa-atiso/

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến…

Read more...

Lá đơn đỏ và những bài thuốc chữa bệnh từ đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời, đơn tướng quân hay còn có tên gọi lá mồng 5. Cái tên lạ và khá ấn tượng đúng không, tất cả đều có lý do cả.

Read more...

Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư…

Read more...