Hướng dẫn cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà
Ngoài vai trò là một gia vị được dùng nhiều trong nấu nướng. Sả còn là cây trồng có thể dùng để chưng cất thành tinh dầu. Tinh dầu sả là một trong những loại tinh dầu được sử dụng nhiều hiện nay. Vậy cách làm tinh dầu sả như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Tác dụng của tinh dầu sả trong cuộc sống
Sả là một cây gia vị quen thuộc. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam sử dụng sả trong chế biến món ăn. Sự có mặt của sả làm cho thức ăn trở nên đậm đà và tốt cho sức khỏe.
Trong những năm gần đây, ngoài việc làm gia vị trong ẩm thực, sả còn được chưng cất để lấy tinh dầu. Tinh dầu sả được nghiên cứu và đánh giá là một trong những loại tinh dầu tốt nhất. Đó là bởi vì trong tinh dầu sả có chứa nhiều loại khoáng chất như kali, magie, canxi, photpho, pholate cùng nhiều vitamin A, B,...
Diệt khuẩn và khử mùi
Mùi thơm đặc trưng cùng hàm lượng citral kháng khuẩn của tinh dầu sả có tác dụng trong việc khử mùi và diệt khuẩn cực tốt. Các loại mùi khó chịu như mùi thuốc lá, mùi thức ăn, mùi xăng xe sẽ được tinh dầu sả lấn át hết. Vì thế mà các chai tinh dầu sả được sử dụng nhiều trên xe oto hay trong các căn phòng để khử các loại mùi này.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu sả có tác dụng giảm mệt mỏi, căng thẳng rất tốt. Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào thau nước ấm, dùng khăn nhúng nước rồi đắp lên mặt. Ngoài ra, hiện nay có nhiều loại đèn xông tinh dầu cũng có thể giúp bạn tận hưởng hương thơm đặc trưng và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, có giấc ngủ ngon hơn.
Xua đuổi các loại côn trùng
Trong tinh dầu sả có một chất đặc biệt khi khuếch tán lên sẽ làm cho côn trùng. Đặc biệt là muỗi bị mất phương hướng, không xác định được con mồi nên không thể lại gần và đốt người. Vì thế, tinh dầu sả được dùng nhiều để xua đuổi côn trùng. Đây là cách phòng ngừa bệnh tật hiệu quả và an toàn, không độc hại đến môi trường.
Dùng trong chăm sóc da, tóc
Tinh dầu sả giúp đàn hồi làn da, làm sáng da, ngăn ngừa mụn cám. Tinh dầu sả cũng là một loại hóa mỹ phẩm tốt cho tóc, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt, sạch gàu, có mùi thơm dễ chịu.
Dùng để massage, giảm đau mỏi
Khi bạn có triệu chứng nhức mỏi tay chân, các khớp cơ thì hãy nhỏ vài giọt tinh dầu và massage vùng bị đau nhức nhé. Ngoài ra, bạn có thể cho tinh dầu sả vào nước ấm và ngâm tay chân, tình trạng nhức mỏi sẽ được cải thiện đáng kể.
Với những công dụng tuyệt vời như trên, tinh dầu sả ngày càng được sử dụng rộng rãi từ các hộ gia đình đến các nhà hàng, spa, khách sạn,... Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, bạn phải sử dụng đúng loại tinh dầu sả có chất lượng tốt. Ngoài việc tìm mua tại các cơ sở sản xuất uy tín thì bạn có thể tự làm tinh dầu sả tại nhà để dùng dần.
Hướng dẫn cách làm tinh dầu sả nhanh nhất
Để có cách làm tinh dầu sả chưng cất một cách nhanh chóng và chất lượng thì trước hết bạn phải có các nguyên liệu đảm bảo. Sau đây là những nguyên liệu chính bạn cần chuẩn bị.
Nguyên liệu, dụng cụ để làm tinh dầu sả
Trước hết, bạn cần chuẩn bị những củ sả có tuổi đời từ 10 tháng trở lên. Nếu quá già, lượng tinh dầu không còn nhiều, nếu sả quá non thì sẽ dễ bị nát khi chưng cất.
Để có cách làm tinh dầu sả chuẩn thì không thể thiếu rượu. Bạn có thể dùng các loại rượu trắng nguyên chất hoặc có thể dùng rượu vodka để chưng cất tinh dầu.
Các dụng cụ cần có khi làm tinh dầu sả gồm: máy xanh sinh tố, cối, chày, hũ thủy tinh, hũ đựng tinh dầu, miếng vải màn.
Các bước trong cách làm tinh dầu sả nguyên chất tại nhà
Để có lọ tinh dầu sả thành phẩm, bạn cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Chọn loại củ sả có độ già từ 10 tháng trở lê cắt bỏ phần rễ, lá và các vỏ bị úa, vàng. Cắt sả thành khúc 4 - 5cm và đập dập. Lưu ý là không đập quá nát.
- Bước 2: Lau khô lọ thủy tinh, bỏ các khúc sả đã đập dập vào. Chỉ cần bỏ vào nửa hũ là được, không nên quá đầy.
- Bước 3: Cho rượu và nước sạch vào lọ thủy tinh đã bỏ sả vào trong. Tỉ lệ rượu và nước là 1:1. Cần đổ hỗn hợp rượu và nước ngập sả, sau đó đậy kín nắp và để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Bước 4: Sau 3 ngày, bạn lấy phần nước ra để riêng. Tiếp tục lấy phần củ sả và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Cho phần vừa xay này vào hũ cùng với phần nước rượu và đậy nắp kín.
- Bước 5: Sau 3 tuần, dùng miếng gạc sạch lọc bỏ phần bã sả, lọc lấy phần tinh dầu đã lắng lại. Phần bã sả vừa lọc ra tiếp tục cho vào hũ và ngâm tiếp. Phần tinh dầu sả vừa thu được cho vào 1 hũ nhỏ và đậy nắp kín.
- Bước 6: Công đoạn lọc phần bã sả có thể thực hiện 3 - 4 lần để lấy thêm phần tinh dầu sả lắng đọng lại. Cuối cùng, bạn được hũ tinh dầu sả nguyên chất và dùng dần.
Ngoài cách làm tinh dầu sả nguyên chất như trên, bạn có thể dùng sả kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo ra nhiều loại tinh dầu khác nhau. Ví dụ như tinh dầu sả chanh, tinh dầu sả quế, tinh dầu sả gừng,... Đây đều là những loại tinh dầu phổ biến và tốt cho sức khỏe.
Cách làm tinh dầu sả gừng
Tinh dầu sả gừng cũng là loại tinh dầu khá thông dụng hiện nay. Các tinh chất quý giá trong sả và gừng được giữ lại để tạo thành loại dung dịch có tác dụng giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị cảm rất tốt.
Để có lọ tinh dầu sả gừng đạt chuẩn, bạn cần chọn những củ sả từ 10 - 12 tháng, bỏ sạch phần rễ, chỉ lấy lại phần củ trắng, cắt khúc có độ dài 5cm, đập dập vừa phải. Ngoài ra, cần chọn các củ gừng già, không bị sâu, rửa sạch, gọt bỏ, cắt lát khoảng 2 - 3 cm.
- Bước 1: Bỏ chung sả và gừng vào hũ, cho rượu và nước vào theo đúng tỉ lệ 1: 1. Ngoài ra, có thể thay thế rượu bằng giấm táo. Lưu ý là đổ ngập rượu lên phần sả, gừng.
- Bước 2: Đậy kín nắp và bỏ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Bước 3: Sau 3 ngày, cho hỗn hợp trong hũ xay nhuyễn rồi cho lại vào hũ, đậy nắp lại.
- Bước 4: Sau 3 tuần, chắt lọc bỏ phần bã riêng. Phần nước thu được dùng miếng gạc lọc sạch. Đây chính là phần tinh dầu sả gừng bạn thu được.
Cách làm tinh dầu sả quế, tinh dầu chanh sả, bạn cũng có thể thực hiện tương tự như cách làm tinh dầu sả như trên. Lượng tinh dầu trên có thể dùng để xông hay dưỡng da, chăm sóc tóc đều rất tốt.
Một số lưu ý trong cách làm tinh dầu sả
Để có được tinh dầu nguyên chất, đảm bảo chất lượng thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Chọn nguyên liệu tốt
Đây là khâu quan trọng quyết định chất lượng của tinh dầu. Nên chọn loại sả sạch, an toàn và có tuổi đời cao để có lượng tinh dầu nhiều nhất.
Công đoạn chưng cất
Các công đoạn ngâm, tách tinh dầu cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Chỉ cần sơ ý chút là công của bạn trở thành “công cốc”.
Khâu bảo quản
Một lọ tinh dầu chỉ dùng được trong khoảng 12 tháng. Vì thế, cần chú ý khâu bảo quản để có thể dùng được lâu nhất và tinh dầu vẫn đảm bảo chất lượng. Không chỉ cần bảo quản tốt trong việc làm tinh dầu để sử dụng chữa bệnh mà trong cách làm tinh dầu sả dưỡng da cũng cần lưu ý.
Trên đây là những cách làm tinh dầu sả đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà một cách nhanh gọn nhất. Mỗi gia đình nên có sẵn một lọ tinh dầu này để sử dụng trong những trường hợp cần thiết nhé!
Bài viết cùng chuyên mục: