Câu kỷ: thành phần, công dụng, cách sử dụng

Câu kỷ là một vị thuốc rất quen thuộc chúng ta thường thấy trong các thang thuốc bổ hoặc gia vị hầm thuốc Bắc mà chúng ta vẫn sử dụng trong các bữa ăn . Để biết cụ thể hơn về tác dụng của vị thuốc này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Trong y học và dân gian câu kỷ thường dùng với một số tên gọi khác: Khởi tử, Rau củ khởi, địa cốt… và một số tên địa phương Tày, Nùng khác.

Thông tin về câu kỷ

Câu kỷ tử
  • Tên khoa học: lyceum sinense.
  • Câu kỷ thuộc họ  cà Solanaceae.

Câu kỷ là một cây thuốc quý, thuộc loại cây có cành nhỏ, cao khoảng 0,5-1m. Có một ít gai ngắn ở kẽ lá,đa số lá mọc sole, thỉnh thoảng có lá mọc vòng, phiến lá có hình mác, lá có phần hơi nhọn, đầu lá và cuống lá hẹp hơn. Hoa của cây câu kỷ khá nhỏ,mọc rải rác đơn độc ở kẽ lá, có 1 số hoa mọc thành chùm, cánh hoa màu tím đỏ, ra hoa khoảng tháng 6-9. Quả mọng, hình trứng khi chín sẽ có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, quả có nhiều hạt dài khoảng 2-2.5cm, mùa quả khoảng tháng 7-10.

Phân bổ, thu hái và chế biến câu kỷ

Câu kỷ là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều  trong các bài thuốc nhưng cho đến hiện tại vẫn phải nhập phần lớn từ Trung Quốc. Mùa thu hoạch thông thường là mùa hạ và mùa thu, thời gian thu hái thường vào buổi sáng hoặc buổi chiều để tránh ánh nắng quá gắt có thể sẽ làm giảm chất lượng thuốc.

Thành phần hóa học của câu kỷ

Theo nghiên cứu của một số tác giả, trong câu kỷ có khoảng 0,09% chất betain, ngoài ra còn chứa sắt,  P, canxi,vitamin C, axit nicotinic…..bên cạnh đó còn chứa chất béo,chất protein và có thể có atropine.

Công dụng của câu kỷ

Cây câu kỷ là một cây thuốc rất đặc biệt vì chúng ta có thể sử dụng rất nhiều bộ phận  trên để làm thuốc như :quả, vỏ rễ và lá. Tính vị của các bộ phận cũng có phần khác nhau như sau:

  • Vỏ  rễ- Địa  cốt bì: .Sau khi đào rễ , rửa sạch bỏ lõi và cắt thành từng đoạn nhỏ, có vị đắng, tính mát
  • Câu kỷ tử( quả) có vị ngọt, tính bình.
  • Lá có vị đắng, tính mát.
Câu kỷ tử có tác dụng gì

Theo y học cổ truyền mỗi bộ phận có một công dụng và ứng dụng lâm sàng riêng như sau:

Câu kỷ tử ( quả ): bổ can thận, nhuận phế

  • Chữa các chứng di tinh, đâu lưng mỏi gối, nhức xương khớp, miệng khát do thận âm hư.
  • Chữa ho lao, viêm phổi gây mệ mỏi gầy yếu do phế âm hư hoặc phế ung
  • Điều trị quáng gà, giảm thị lực do can huyết hư.

Liều dung: 6-12g/ 1 ngày dưới dạng sắc hoặc ngâm rượu.

Địa cốt bì ( vỏ rễ của cây):Có tác dụng lương huyết, tả hỏa, thanh phế dưỡng âm.

  • Trị sốt về chiều do âm hư hoặc sốt lâu ngày không khỏi: tán bột hãm với nước sôi uống ngày 12-15g
  • Trị  chứng cốt chưng triều nhiệt (nóng nảy bứt rứt trong xương) địa cốt bì 2 lạng, phòng phong 1 lạng, chích thảo 5 chỉ. Mỗi lần dùng 5 chỉ sắc vơi 5 lát gừng tươi để uống.
  • Thổ huyết: Sắc 12g địa cốt bì với 200ml nước uống trong ngày.
  • Tiểu tiện ra máu: địa cốt bì tươi 25-30g , rửa sạch dã nước để uống trong ngày uống
  • Âm hộ lở loét: sắc nước địa cốt bì sao để rửa.

Lá cây câu kỷ

  • Có thể nấu canh ăn trị ho, sốt, nấu với bồ dục lợn để trị liệt dương và di tinh.

Trên đây là một số đặc điểm, tính chất và công dụng của vị thuốc câu kỷ , bài viết mang tính chất tham khảo cho bạn đọc, để có được chẩn đoán và chỉ định thuốc đúng nhất chúng ta nên thăm khám và hỏi ý kiến tư vấn của các  Bác Sĩ  chuyên khoa.

Xem thêm: https://channguyen.vn/cay-ma-de/

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến…

Read more...

Lá đơn đỏ và những bài thuốc chữa bệnh từ đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời, đơn tướng quân hay còn có tên gọi lá mồng 5. Cái tên lạ và khá ấn tượng đúng không, tất cả đều có lý do cả.

Read more...

Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư…

Read more...