Cây chè có tác dụng gì, sử dụng sao cho đúng

Từ xưa đến nay, uống chè được coi là một thú vui tao nhã, mỗi buổi sớm mai chờ những lá trà ngấm dần, nhấp từng ngụm trà thơm ngon thêm vài ba câu chuyện thì đã thấy hạnh phúc rồi ạ. Tuy vậy mà uống nhiều loại chè rồi nhưng nhiều người vẫn không biết rõ về cây chè  đâu ạ. Vậy nên dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cây chè và tác dụng chữa bệnh của nó nhé.      

Nguồn gốc, tên gọi của cây chè

cây chè

Cây chè hay còn gọi là trà. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây chè phát nguyên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95o đến 120o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ đ 29o đến 11o Bắc.                           

  • Tên gọi khoa học: Camellia sinensis
  • Thuộc Giới (regnum): Plantae, Bộ (ordo): Ericales, Họ (familia): Theaceae, Chi (genus): Camellia, Loài (species): C. sinensis.

Có 4 loại chè chính:

  • Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea): Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác
  • Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla): Phân bố ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
  • Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan): Phân bố ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt Nam
  • Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica): Phân bổ nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác

Miêu tả hình thái, phân bố của cây chè

Chè là loại cây xanh được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là loại cây có thể mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, để phục vụ cho việc hái chè người ta thường xén để cây cao tầm 2m. Lá chè có gân rất rõ, thường có răng cưa, người ta thường dựa vào số đôi gân lá để phân biệt các giống chè. Hoa chè có màu trắng, mọc ở kẽ lá, có mùi rất thơm. Quả của nó thuộc loại quả nang. Mỗi quả có 3 ngăn và có từ 2- 3- 4 hạt. Quả khi chín có màu nâu, hạt thì có thể ép dầu.

Cách trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản

Ở Việt Nam, hiện nay được trồng khắp miền quê ngoài Bắc và Trung, diện tích lớn nhất ở hai tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Tùy theo từng vùng người trồng chọn giống khác nhau. Chọn giống thích hợp và được trồng trong các túi bầu. Khi cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 – 10 tháng tuổi, mầm cây cao từ 20cm trở lên, có 6 – 8 lá  rồi chuẩn bị đem đi trồng đất. Chú ý nên lót phân trước khi trồng, đồng thời khi bổ hố hay cày rạch sâu 20 – 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây.

Thu hoạch chè theo mùa

  • Vụ xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
  • Vụ hè thu (tháng 5-10) : Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
  • Vụ thu đông (tháng 11-12): tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá.

Chế biến chè

  • Chè dùng làm thuốc thì hái búp và lá non, chè sau khi hái được vò rồi sao cho khô giống như cách dùng chế biến của chè hương để pha nước uống của nhân dân.
  • Chè xanh để pha uống, thì hái phần ngọn đã già, có nhiều lá bánh tẻ, và cành chè xanh gồm cả ngọn lá và thân cành. Sau đó rửa sạch và dùng luôn.
  • Bột trà xanh: các bạn dùng trà xanh ở trên sau khi rửa sạch đem phơi khoảng 3-4 nắng là được, đến khi lá chè xanh khô và hơi giòn giòn là được. Sau đó bóp vụn lá, bỏ gân lá chỉ lấy phần thịt lá đem đi xay nhuyến, tiếp theo dùng rây lọc đến khi thu được bột mịn là thành công.

Ngoài ra còn một số loại trà khác cũng được chế biến tùy theo mức độ oxi hóa khác nhau như là trà ô long, trà đen.

Thành phần hóa học của cây chè

Trong lá chè có chứa tới 20% tamin, cafein với tỷ lệ 1,5-5%, một số vitamin B1, B2 và C, glucoza, fructoza, metyl salixylat, citronellol, chất diệp lục, caroten, xanthophin…

Trong đó có tamin là một chất có tác dụng săn da, sát khuẩn mạnh, có tác dụng như một vitamin P ( hỗn hợp các catechin và dẫn xuất catechin có cấu trúc hóa học vitamin P).

Bột chè xanh

Tác dụng dược lý của chè

Cây chè có tác dụng : thanh nhiệt giải khát, đồng thời có tác dụng diệt khuẩn, chống chất phóng xạ, giúp cơ thể tỉnh táo, kích thích lao động, đem lại niềm vui, thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết, giúp cho hô hấp và tim mạch, phòng bệnh đau răng, hạ cholesterol và chất béo trong máu, giúp bảo vệ thần kinh trong bệnh Pakinson…

Công dụng và cách dùng Cây chè trong y học cổ truyền

Chè được coi là một thức uống rất có lợi cho sức khỏe, góp phần ngừa ung thư, giảm cholesterol, diệt khuẩn và giảm cân tuy nhiên ngoài ra còn có nhiều công dụng trị bệnh trong đông y như trị hen phế quản (như một loại thuốc trị hen suyễn), nhiệt miệng, đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoài và chăm sóc cơ thể của con người.

Dưới đây một số bài thuốc trong y học, mọi người cùng tham khảo nhé:

Trị rôm sảy cho trẻ nhỏ: Lá chè xanh có một thành phần EGCG có khả năng kháng viêm rất tốt. đặc biệt tinh chất trong lá chè xanh còn giúp thúc đẩy sự tái sinh các tổ chức và dịch máu làm tăng khả năng miễn dịch cho da, ngoài ra  thành phần penol, catechin trong lá chè xanh cũng góp phần tiêu viêm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại trên da của trẻ nhỏ.  Cách dùng: Lấy 100g lá chè xanh tươi, ngâm với nước muối sạch rồi sau đó rửa sạch, sau đó vò nát lá bỏ vào nổi thêm 1 -2 lít nước sạch, đun sôi khoảng 10 phút thì để nguội bớt rồi pha ra tắm cho bé.

Làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ: Lấy một nắm lá chè, rửa sạch, đun nước để rửa vệ sinh vùng kín hàng ngày.

Chữa bệnh lỵ cho người lớn: Lấy 100g lá chè, 10g cam thảo cho vào nồi thêm nước xâm xấp, đun sối lấy nước, sau lấy bã còn lại thêm nước đun tiếp, lọc lấy nước thứ hai trộn đều nước đầu đem đi đun cô đặc còn 100ml. Ngày dùng 4 lần, mỗi lần 5-10ml, mỗi lần điều trị từ 3-5 ngày.

Ăn không tiêu, đầy bụng: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà (sao), 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau là uống được. Dùng 3 - 5 ngày.

Nhiệt miệng: Lá chè có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có t

Chữa cảm sốt: Lá chè 3g, muối ăn 1g, hãm nước sôi uống 4 - 6 lần trong một ngày, dùng trong trường hợp cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng. Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Chăm sóc da bị mụn: Bột trà xanh có thể dùng làm mặt nạ chăm sóc da và điều trị mụn, đặc biệt là khả năng chống lão hóa, giúp giảm thiểu các nếp nhăn, kéo dài tuổi thanh xuân với một làn da luôn căng mịn và tràn đầy sức sống.  Cách dùng:

  • Mặt nạ bột trà xanh và nước tinh khiếtl: giúp kháng khuẩn ngừa mụn trị thâm để da trở nên trắng sáng mịn màng hơn. Nên đắp 1 tuần 2-3 lần.
  • Mặt nạ bột trà xanh, nước cốt chanh và mật ong: giúp bảo vệ da chống lại các dấu hiệu lão hóa giảm vết nhăn. Dùng 1 thìa mật ong + 1 thìa bột trà xanh + 2-3 giọt cốt chanh, rửa sạch da rồi thoa đều hỗn hợp trong 10-15 phút rồi rửa sạch lại. Nên đắp 1 tuần 2-3 lần.

Chú ý: Không uống chè khi đói sẽ gây cảm giác cồn cào, hoa mắt, chóng mặt. Không uống chè sau khi ăn các đồ ăn có chất sắt và protein vì nó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Không nên uống trước khi đi ngủ vì chè gây kích thích thần kinh gây khó ngủ. Người bị táo bón nên hạn chế uống nhiều nước chè. Phụ nữ có thai cũng không nên uống nhiều nước chè để tránh nguy cơ bị thiếu máu, mất ngủ.

Ta có thể thấy ngoài cách dùng cây chè trong y học còn có nhiều cách dùng khác được dùng trong cuộc sống hằng ngày. Vậy qua bài viết này bạn đọc hãy tham khảo để có cách dùng cây chè một cách hiệu quả nhất nhé!

Xem thêm: https://channguyen.vn/la-sen/

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến…

Read more...

Lá đơn đỏ và những bài thuốc chữa bệnh từ đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời, đơn tướng quân hay còn có tên gọi lá mồng 5. Cái tên lạ và khá ấn tượng đúng không, tất cả đều có lý do cả.

Read more...

Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư…

Read more...