Cây dâu tằm và những tác dụng chữa bệnh của cây dâu

Như chúng ta đã biết, cây dâu tằm là một loài cây vô cùng phổ biến ở nước ta, từ xa xưa nhân dân trồng dâu lấy lá nuôi tằm dệt lụa, lấy quả ngâm rượu , lấy thân làm củi gỗ… Trong y học dân tộc, dâu tằm được biết đến là một loại thuốc quý vô cùng đặc biệt, nó đặt biệt ở chỗ tất cả những bộ phận của cây đề được dùng để làm thuốc. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về tính chất, đặc điểm và tác dụng của cây thuốc này.

Thông tin về cây dâu

Cây dâu tằm
  • Cây dâu tằm còn có tên gọi khác là mạy môn, tầm tang…
  • Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa.
  • Cây thuộc họ dâu tằm Moraceae.

Dâu tằm thuộc loài cây  lớn cao từ 2-7m có cây cao đến 15m, lá có hình bầu dục mọc so le, mép lá có răng cưa. Qủa thường mọc thành cụm hoặc đơn đọc trên cành, khi chin có màu đỏ hoặc đen sẫm.

Phân bổ, thu hái và chế biến cây dâu

Dâu tằm được trồng phổ biến ở khắp các nước Châu Á , tại Việt Nam khí hậu thuận lợi nên trên toàn đất nước đều có thể trồng được loài cây này. Phố biến nhất là các khu vực ven các con sông lớn như sông Hồng, các gia đình Bắc Bộ…

Lá thường được thu hái vào đầu mùa hạ lúc lá còn non hoặc bánh tẻ: rửa sạch , bảo quản bằng cách phơi hoặc sấy khô. Qủa  thu hái vào khoảng tháng 2-3 lúc quả chín mọng có thể ngâm rượu. Vỏ rễ và tang ký sinh có thể thu hái quanh năm bảo quản bằng cách phơi sấy khô.

Thành phần hóa học của cây dâu

  • Các nghiên cứu cho thấy trong lá có chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic …); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric …., tannin
  • Quả dâu hay còn gọi là tang thầm ngoài đường còn chứa protid, tanin, vitamin C,B1 và các acid hữu cơ khác.
  • Cành dâu có chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin.

Bộ phận dùng làm thuốc:

  • Từ  bộ phận trên cây dâu có thể cho ra 6 vị thuốc với tên gọi và công dụng khác nhau như sau:
  • Lá dâu hay có tên khác là Tang diệp: vị đắng ngọt tính bình có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết giúp hạ sốt, giải cảm, làm sáng mắt.
  • Cành nhỏ cây dâu có tên khác là Tang chi vị ngọt tính bình  giúp trừ phong, lợi thấp, thông kinh lạc tiêu viêm giảm đau hạ sốt.
  • Quả dâu hay có tên khác: Tang thầm chua tính mát dưỡng huyết bổ can thận , điều trị chứng mất ngủ, tóc bạc sớm...
  • Vỏ (thân rễ) cây dâu gọi là Tang bạch bì : thanh nhiệt lợi thủy, chỉ ho tiêu sưng.
  • Cây mọc ký sinh trên thân cây dâu Tang ký sinh (Tên khoa học Loranthus .parasiticus): mạnh gân cốt, an thai và lợi niệu, dùng trong những trường hợp thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, có thai gây đau lưng..
  • Tổ bọ ngựa trên cây dâu Tang tiêu phiêu: cố tinh sáp niệu dùng trong trường hợp đái dầm hoặc di tinh di niệu.
Cây dâu tằm có tác dụng gì

Cây dâu có tác dụng gì

Chữa sốt, cảm mạo do phong nhiệt: Sử dụng lá dâu 12-16 g sắc nước uống ngày 2-3 lần, hết sốt dừng thuốc.

Điều trị ho bằng tang bạch bì: Vỏ rễ cây tranh khô 10g, vỏ rễ dâu tằm khô 10 g. Sắc với 600ml nước uống trong ngày trong 3-5 ngày.

Điều trị chứng đau cột sống do thoái hóa hoặc thoát vị: Dùng bài độc hoạt tang ký sinh thang: độc hoạt 10g, phòng phong 10, đỗ trọng: 12g, quế chi 5g, ngưu tất : 12g, tế tân 3g, tần giao :8g, tang ký sinh : 12g, đẳng sâm : 12g, bạch linh: 8g, cam thảo 06g, xuyên khung: 8g, đương quy :10g, thục địa 10g, bạch thược 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 bữa.

Điều trị rụng tóc và tóc bạc sớm: Dùng quả dâu sắc uống ngày 15-20g kết hợp dùng quả tươi ép lấy nước để gội đầu.

Điều trị thiếu máu, suy nhược cơ thể: Tang thầm 15g sắc uống trong ngày.

Trị di tinh, di niệu mộng tinh: Tang phiêu tiêu 12g tán bột hãm nước uống trong ngày hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc. Có thể kết hợp với một số thuốc khác: thỏ ty tử phá cố chỉ….

Điều trị viêm tuyến vú: Lá dâu non dã nhỏ đắp lên vùng bị sưng, khi nào khô thì dấp nước đắp liên tục như vậy đến khi hết sưng.

Trên đây là những công dụng vô cùng tuyệt vời của cây dâu tằm và những vị thuốc từ cây dâu tằm. Hy vọng có thể giúp quý vị hiểu rõ hơn về  những giá trị y học của một loài cây rất quen thuộc đối với chúng ta. Chúc quý vị thật nhiều sức khỏe.

Xem thêm: https://channguyen.vn/cay-hoa-cuc/

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến…

Read more...

Lá đơn đỏ và những bài thuốc chữa bệnh từ đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời, đơn tướng quân hay còn có tên gọi lá mồng 5. Cái tên lạ và khá ấn tượng đúng không, tất cả đều có lý do cả.

Read more...

Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư…

Read more...