Cỏ mực và những bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ mực

Có lẽ các bạn chưa biết cây cỏ mực còn có tên gọi rất đặc biệt: cây nhọ nồi. Bởi vì nhựa của cây cỏ mực sẽ để lại màu đen, người dân gọi là nhọ nồi. Một phần nữa là cây nhọ nồi được vận dụng nhiều trong điều trị các bệnh về tóc. Giúp nhanh phục hồi, lấy lại được màu đen thuần túy của người dân Việt ta. Cỏ mực còn có tên gọi khác là Hà Liên Thảo.

Ngoài ra cỏ mực còn có rất nhiều tác dụng khác, hôm nay tôi sẽ cùng bạn đọc khám phá thêm những tác dụng khác từ cỏ mực. Trước hết ta cần biết được đâu là cây cỏ mực, đặc tính của cây cỏ mực như thế nào?

Thông tin về cây cỏ mực

Cây cỏ mực

Cây cỏ mực thân mềm, thuộc loại cỏ mọc thẳng, cao khoảng 80cm, lông toàn thân. Lá đối xứng nhau, lông có cả 2 mặt của lá, mỗi lá dài khoảng 2-8 cm, rộng 5-15 cm, thon dài. Hoa có hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành. Qủa bế 3 cạnh, hoặc dẹt,c ó cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

Nhìn vào hình ảnh cây cỏ mực ở trên, bạn có thể nhận thấy đặc điểm của loại thảo dược này là cây có thân khá to so với hoa và có nhiều lá dài và hẹp. Hoa của cây cỏ mực có màu trắng và cánh hoa khá nhỏ, trong khi bao phấn màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt và hơi nhô ra một chút.

Cỏ mực sinh sống ở những nơi ẩm ướt, nhất là những vùng ôn đới ấm ấp đến các khu vực nhiệt đới. Miền Bắc Việt Nam là nơi sinh sống ưa thích nhất của loại cỏ này, ngoài ra có các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nepal và Brazil

Tác dụng dược lý từ cỏ mực

Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. ngày dùng 6 - 12g dước dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

Cỏ mực điều trị bệnh gì

Chữa cơn đau nửa đầu

Bài 1: Gĩa lấy phần nước cốt cỏ mực uống ngày ngày. Uống sau bữa sáng sẽ là tốt nhất

Bài 2: Đun hỗ hợp lá cỏ mực, sữa bò và một chút hạt tiêu đen. Đun cô đặc lấy phần dung dịch đó thoa lên trán (vùng thái dương) hàng ngày sẽ thuyên giảm

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Cây cỏ mực giúp kiểm soát huyết áp và chỉnh  cholesterol cân bằng, ngoài ra cỏ mực giúp giảm mức chất béo trung tính (đây cũng là yếu tố dẫn tới bệnh tim mạch)

Cách làm rất đơn giản: Bạn đun cỏ mực lấy phần nước, lọc bỏ bã. Sau đó thêm 2 thìa cà phê mật ong vào nước cỏ mực thu được. Uống liên tục khoảng 1 tháng

Làm dịu dạ dày

Mỗi ngày 1 ly nước cỏ mực ấm sẽ giúp bạn dịu các chứng bệnh dạ dày bao gồm: viêm loét, khó tiêu hoặc táo bón.

Cây cỏ mực có tác dụng gì

Nhiễm trùng tiết niệu

Cây cỏ mực bao gồm một số hàm lượng chất có các đặc tính kháng khuẩn và khử trùng làm cho nó có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng. Khi dùng cho nhiễm trùng đường tiết niệu, tác dụng của cỏ mực có thể làm giảm sự khó chịu và vô hiệu hóa vi khuẩn để khôi phục chức năng bình thường cho bàng quang của bạn.

Bệnh thiếu máu và rong kinh

Cỏ mực có hàm lượng sắt (Fe) cao, vì vậy được sử dụng như sản phẩm bổ sung cho bệnh nhân thiếu máu và rong kinh.

Cỏ mực nấu nước uống, nấu thành món canh hoặc thay đổi thành món ăn hàng ngày cũng khá thú vị.

Chữa bệnh hô hấp

Với bệnh nhân bị hen suyễn, hoặc viêm phế quản. Dùng hỗ hợp cỏ mục với mật ong, theo tỷ lệ 1:1. Một ngày uống 3-4 lần tới khi nào thuyên giảm thì dừng lại. Khoảng 1 tháng nên dừng lại để theo dõi tiếp.

Viêm xoang là một căn bệnh nghiêm trọng cần phải được chữa khỏi nhanh trước khi nặng hơn. Để điều trị viêm xoang tại nhà, bạn có thể lấy một ít lá cây cỏ mực và đặt lên chảo. Thêm một số hạt tiêu xay vào đó cùng với 3 nhúm bột nghệ hữu cơ. Thêm nước và đun cho đến khi hỗn hợp này cô đặc lại. Hãy chắc chắn rằng hạt tiêu hạt thô và không nghiền mịn, nếu không khi cô đặc lại cỏ mực sẽ rất cay. Biện pháp này cũng có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn giảm số lượng hạt tiêu trước khi dùng cho trẻ.

Cây cỏ cũng vô cùng kỳ diệu đúng không? Đừng nhìn những cây cỏ dưới vệ đường kia mà coi thường, đâu chỉ là cỏ đó còn là những vị thuốc vô cùng quý mà ta chưa thể biết hết.

Xem thêm: https://channguyen.vn/sam-ngoc-linh/

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến…

Read more...

Lá đơn đỏ và những bài thuốc chữa bệnh từ đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời, đơn tướng quân hay còn có tên gọi lá mồng 5. Cái tên lạ và khá ấn tượng đúng không, tất cả đều có lý do cả.

Read more...

Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư…

Read more...