Cúc hoa và tác dụng chữa bệnh của cúc hoa

Cúc hoa là một vị thuốc rất quen thuộc trong tủ thuốc của các nhà thuốc Đông y. Hiện nay mọi người thường biết đến cúc hoa như một thức uống, một loại trà thanh nhiệt mát gan rất hay được sử dụng vào mùa hè oi bức, có thể kết hợp cùng kỷ tử và táo đỏ thì vô cùng tuyệt vời… tuy nhiên tác dụng điều trị bệnh của loài thuốc này thì không dừng lại ở đó, cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Cúc hoa gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, kim cúc… có tên khoa học là Chrysanthemum sinense Sabine, Chrysanthemum morifolinum Ramat Chrysanthemum indicum Lour. ( non L.) . Thuộc họ cúc Asteraceae ( Compositae).

Thông tin về cúc hoa

Cúc hoa

Cúc hoa được dùng để làm thuốc bao gồm hai loại. cúc hoa trắng và cây cúc hoa vàng.

Cúc hoa trắng- chrysanthemum sinense có thân mọc thẳng đứng cao đến 1m, toàn thân có lông trắng mềm, lá mọc so le, có lông trắng, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu trắng hay hơi tía ở phía ngoài, vàng ở giữa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá.

Cúc hoa vàng- Chrysanthemum indicum mọc thẳng cao gần 1m, hoa hình cầu nhỏ hơn cúc hoa trắng, hoa trong ngoài đều có màu vàng.

Thu hái và chế biến cúc hoa

Ở nước ta cúc hoa vàng được trồng nhiều tại Hưng Yên lấy hoa để làm thuốc, nấu rượu, làm trà…thu hoạch bắt đầu tháng 9-10. Thực tế cho thấy cúc hoa vàng có hiệu suất rất cao gấp 3 lần so với cúc hoa trắng.

Sau khi thu hoạch, phơi hoặc sấy khô sau đó bảo quản để dùng. Vì trồng số lượng lớn nên thường dùng phương pháp sấy diêm sinh sau đó đem nén một đêm, phơi 3-4 ngày nắng.Việc sấy diêm sinh sẽ giúp cho cánh hoa không bị rụng tiện lợi cho quá trình bảo quản.

Tác dụng dược lý và cộng dụng của cúc hoa

Trong cúc hoa có chứa chất adenine, cholin, stachydrin, vitamin A và tinh dầu.

Tác dụng dược lý

  • Liều cao cúc hoa có tác dụng hạ nhiệt, hạ huyết áp. Điều đó chứng minh phần nào cho tác dụng giải cảm, hạ áp của vị thuốc trong Đông y.
  • Tác dụng kháng khuẩn: cúc hoa ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn đại tràng, bạch hầu và virus cúm.

Công dụng của cúc hoa

Theo y học cổ truyền cúc hoa có:

  • Tính vị: vị cay, đắng, tính hơi hàn.
  • Quy kinh: phế, can, thận.
  • Công năng: phát tán phong nhiệt, giải độc giáng áp.

Chủ trị:

  • Chữa cảm mạo phong nhiệt,có biểu hiện sốt cao đau đầu.
  • Thanh can sáng mắt: dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt sưng đỏ, đau.
  • Bình can hạ huyết áp: có thể phối hợp cúc hoa, hòe hoa, kim ngân hoa, đinh lăng.
  • Giải độc, chữa mụn nhọt,đinh độc: có thể dùng cúc hoa vàng, cam thảo.

Một số bài thuốc sử dụng cúc hoa

Cúc hoa có tác dụng gì

Điều trị cảm mạo phong nhiệt

  • Tang cúc ẩm:  Tang diệp 12g, Cúc hoa 12g, Hạnh nhân 12g, Liên kiều 6 - 12g, Cát cánh 8 - 12g, Lô căn 8 - 12g, Bạc hà 2 - 4g, Cam thảo 2 - 4g. sắc uống ngày 2-3 lần.
  • Tang diệp, Cúc hoa là chủ dược có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu. Bạc hà phụ vào và gia tăng tác dụng của 2 vị trên.
  • Hạnh nhân, Cát cánh tuyên phế chỉ khái.
  • Liên kiều tính đắng, hàn, thanh nhiệt, giải độc.
  • Lô căn tính ngọt hàn, thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái.

Điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp thể Can thận âm hư có thể dùng bài Lục vị Kỷ Cúc: Thục địa 12g, hoài sơn 6g, sơn thù 6g, đan bì 4g, phục linh 4g, trạch tả 4g, kỷ tử 6g, cúc hoa 6g. sắc uống ngày 2-3 lần sau ăn 1 tiếng.

Trà thanh nhiệt, đẹp da

Kỷ tử, cúc hoa, táo đỏ… pha trà uống hằng ngày để thanh nhiệt.

Đau đầu do phong nhiệt

Cúc hoa, xuyên khung thạch cao mỗi vị 12g tán bột. Mỗi lần uống 6g .

Giải độc, điều trị các chứng đinh độc mụn nhọt

Bạch cúc tươi 30-40g , cam thảo 10g sắc nước uống.

Lưu ý: Cúc hoa vị đắng tính hàn chỉ dùng điều trị những thể bệnh do phong nhiệt gây ra, nếu đau đầu do phong hàn hoặc những người có tỳ vị hư hàn không nên dùng vì sẽ gây ảnh hưởn đến tỳ vị hoặc làm cho bệnh diễn biến nặng hơn.

Xem thêm: https://channguyen.vn/cay-hoa-cuc/

Bác Sĩ Nguyễn Văn Loãn
Đại tá, Bác Sĩ: Nguyễn Văn Loãn - Tốt nghiệp Học viện Quân y khóa 16 (1978- 1984), nguyên là trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Bộ công an, hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Chân Nguyên.

Bài viết cùng chuyên mục

Gừng và những bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, vì gừng có vị cay tính ấm nên rất hay được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm có tính hàn lạnh: rau cải, ngao,ốc, hến…

Read more...

Lá đơn đỏ và những bài thuốc chữa bệnh từ đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời, đơn tướng quân hay còn có tên gọi lá mồng 5. Cái tên lạ và khá ấn tượng đúng không, tất cả đều có lý do cả.

Read more...

Đương quy và những bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Đương quy là một vị thuốc bổ rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ vì nó có công dụng vừa bổ huyết vừa hoạt huyết dùng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cũng như táo bón lâu ngày do huyết hư…

Read more...