Tinh dầu tỏi có tác dụng gì, sử dụng như thế nào cho đúng
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc, phổ biến đối với nhiều gia đình Việt Nam. Đây cũng là một loại dược liệu quý, đem lại nhiều công dụng có lợi đối với sức khỏe người sử dụng. Giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều trị nhiều căn bệnh thường gặp. Vậy tinh dầu tỏi có tác dụng tốt giống như tỏi hay không? Sử dụng tinh dầu tỏi như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết cây sau đây nhé.
Thành phần của tinh dầu từ tỏi
Tinh dầu từ tỏi có thành phần chính là allicin. Đây cũng là hoạt chất tạo nên công dụng kháng khuẩn của tinh dầu. Ngoài ra dầu tỏi còn chứa các chất selen, flavonoid, amino acid arginine và giàu các Vitamin C, B1, B6, E, cũng như khoáng chất photpho, sắt.
Tác dụng của tinh dầu từ tỏi
Tinh dầu tỏi có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Một số tác dụng phổ biến như sau:
Điều trị mụn trứng cá
Các chất allicin, selen, kẽm, đồng và vitamin C có trong tinh dầu từ tỏi đều có lợi trong việc bảo vệ sức khỏe làn da. Đặc biệt là chất kẽm có thể điều hòa việc tiết bã nhờn để giảm mụn trứng cá. Tinh dầu từ tỏi còn chứa các thành phần chống viêm để làm dịu các vùng da bị viêm do mụn nhọt. Nhờ khả năng này mà việc sử dụng dầu tỏi để điều trị mụn trứng cá đem lại hiệu quả rõ rệt.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý dầu tỏi chỉ hiệu quả để điều trị mụn ở thời kỳ đầu. Nếu tình trạng mụn trứng cá đã trở nên nghiêm trọng hơn thì cần có những phương pháp điều trị khác để loại bỏ mụn. Ngoài ra, vùng da có thoa tinh dầu sẽ rất dễ bị ăn nắng. Nên trước khi ra ngoài hãy che chắn cẩn thận để tránh bị sạm da, đen da nhé.
Tăng khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng
Các chất oxy hóa có trong tinh dầu từ tỏi như Vitamin C, B1, B6 và allicin sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch để nâng cao sức khỏe của bạn. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy Allicin với khả năng kháng khuẩn hiệu quả sẽ giúp chống lại nhiều virus, ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm. Chẳng hạn như: Candida albicans, Escherichia coli và Giardia lamblia.
Vì vậy dầu tỏi đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng miệng, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tai,... Tinh dầu tỏi còn được nhiều người đánh giá là chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn và an toàn cho cơ thể hơn so với dùng kháng sinh.
Giảm đau răng
Miệng là nơi tiếp xúc với vi khuẩn thường xuyên do phải tiếp nhận thức ăn, nước uống hàng ngày, do đó rất dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng nặng hơn sẽ gây ra sưng nướu, đau răng, sưng lợi,...
Chất Allicin có trong tinh dầu tỏi với khả năng kháng khuẩn hiệu quả sẽ giúp giảm nhanh cơn đau răng, ngăn chặn các mảng bám vi khuẩn tích tụ. Như vậy sẽ giữ cho miệng của bạn luôn sạch sẽ và ngăn ngừa các căn bệnh về răng miệng.
Chăm sóc tóc, da đầu
Tinh dầu từ tỏi rất giàu các vitamin tự nhiên như E, C, B1, B6, giúp phục hồi tóc bị hư tổn và chăm sóc sức khỏe da đầu. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hoặc sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm thì càng nên dùng để chăm sóc da đầu tốt hơn. Tinh dầu tỏi còn có đặc tính chống nấm, chống viêm, kiểm soát nhờn, giúp giảm tình trạng ngứa, gàu.
Ngăn chặn ung thư
Tác dụng ngăn chặn ung thư của tinh dầu tỏi đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu. Theo đó tinh dầu từ tỏi có khả năng kháng khuẩn, tăng cường tái tạo tế bào, giảm tình trạng tế bào chết, ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư. Bạn có thể sử dụng tinh dầu tỏi để phòng ngừa một số các bệnh ung thư thường gặp như:
- Ung thư dạ dày.
- Ung thư vú.
- Ung thư tuyến tiền liệt.
- Ung thư đại tràng.
- Ung thư phổi.
Điều trị rối loạn chuyển hóa
Tinh dầu từ tỏi cũng được sử dụng phổ biến để điều trị triệu chứng của rối loạn chuyển hóa. Cụ thể là khả năng giảm cholesterol trong cơ thể và hạ đường huyết. Sử dụng dầu tỏi còn giúp duy trì cảm giác no lâu và giảm cảm giác đói, rất phù hợp cho những người muốn giảm cân hiệu quả, an toàn.
Điều trị các bệnh hô hấp
Hàm lượng hoạt chất allicin có trong tinh dầu từ tỏi rất cao nên có thể kháng virus và kháng khuẩn rất mạnh. Từ đó sẽ ngăn chặn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm loãng đờm để làm sạch đường hô hấp hiệu quả, nhanh chóng.
Tinh dầu tỏi cũng có đặc tính chống sung huyết và giãn nở mạch máu nên có thể ngăn ngừa, điều trị các loại virus cảm lạnh, các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra còn giảm bớt triệu chứng của các bệnh dị ứng như hen, ho, sổ mũi,..
Điều trị bệnh tiểu đường
Tinh dầu từ tỏi từ lâu đã được biết đến với khả năng làm hạ đường huyết hiệu quả. Bởi tỏi có chứa các thành phần có thể điều chỉnh hàm lượng, khả năng sản xuất insulin cũng như tiêu thụ năng lượng của cơ thể.
Giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, kiểm soát hàm lượng đường trong máu. Nhờ vậy sẽ giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu đường.
Hướng dẫn sử dụng tinh dầu từ tỏi đúng cách
Tinh dầu từ tỏi có hai dạng chính là để bôi và để uống. Bạn cần uống tinh dầu tỏi đúng cách để có thể phát huy hết được tác dụng phòng bệnh, trị bệnh của tinh dầu.
Cách uống tinh dầu tỏi dạng lỏng là bạn cần hòa loãng vài giọt tinh dầu với nước nguội trước khi uống. Tuyệt đối không nên uống tinh dầu nguyên chất, đậm đặc bởi có thể gây bỏng niêm mạc vùng miệng.
Đối với trẻ em, nếu các bé thấy khó chịu với mùi của tinh dầu, thì có thể hòa với cháo loãng hoặc sữa để bé dễ uống hơn. Lưu ý là chỉ nên cho khi nguội, tránh cho tinh dầu vào đồ ăn khi còn nóng sẽ dễ bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.
Đối với tinh dầu tỏi dạng viên nang, bạn nên uống theo chỉ dẫn và liều lượng được in ở hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp hoặc theo ý kiến của bác sĩ. Một người lớn mỗi ngày thường sẽ cần 1 - 4 viên tinh dầu tỏi.
Thời điểm uống dầu tỏi tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nên dùng trong hoặc sau bữa ăn chứ không nên uống khi đang đói bụng.
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên dùng tinh dầu từ tỏi để điều trị khi có dấu hiện sổ mũi, ngạt mũi, ho, hắt hơi,.. chứ không nên uống hàng ngày. Các bé từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể sử dụng thường xuyên để tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho các bé. Nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu tỏi cho trẻ nhỏ nhé.
Ngoài ra, tinh dầu tỏi cũng không phù hợp với bệnh nhân có bệnh về mắt hoặc bệnh nhân đang bị tiêu chảy. Trên thực tế, nếu bị tiêu chảy mà còn sử dụng dầu tỏi thì tình trạng còn nặng hơn. Dầu tỏi cũng không nên dùng chung với các loại thuốc khác, tốt nhất là nên uống cách nhau ít nhất 45 phút nhé.
Tinh dầu từ tỏi có tốt không?
Với những công dụng tuyệt vời trên đây, hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tinh dầu tỏi có tốt không. Đây là giải pháp bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch an toàn, hiệu quả, có lợi cho cơ thể mà hầu như ai cũng có thể sử dụng.
Một trong những tinh dầu tỏi tốt nhất hiện nay không thể bỏ qua tinh dầu từ tỏi đen. Tỏi đen được lên men từ tỏi trắng, dưới điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian nghiêm ngặt.
Vậy tinh dầu tỏi đen có tác dụng gì? Ngoài những tác dụng phổ biến như tỏi trắng, tỏi đen còn phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện, hỗ trợ tiêu hóa, nhuận gan, nhuận táo, cải thiện chất lượng giấc ngủ,...
Nhiều người cũng thắc mắc uống tinh dầu tỏi có nóng không, vì tỏi có vị hơi cay nồng. Trên thực tế, tính nóng của một loại gia vị không được đánh giá bằng cảm giác hoặc hương vị là có cay hay không.
Và theo Đông y, tỏi có tính ôn chứ không nóng, có công dụng giải độc, sát khuẩn, thanh nhiệt cơ thể. Giúp tiêu đờm và hạch, tiêu mụn nhọt, giảm đầy hơi, trướng bụng,.. Do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nhé.
Tinh dầu tỏi mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Tinh dầu tỏi là một dược liệu có lợi mà bạn nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Vậy tinh dầu tỏi giá bao nhiêu? Hiện nay trên các hiệu thuốc, nhà thuốc,... trên toàn quốc có bán nhiều loại tinh dầu từ tỏi với giá dao động từ 100.000 đ/ chai 10 ml. Bạn nên chọn mua ở các địa chỉ uy tín để mua được tinh dầu tỏi nguyên chất, chất lượng tốt nhé.
Trên đây là thành phần, công dụng, giá bán cũng như cách sử dụng tinh dầu tỏi đúng và đạt hiệu quả trị bệnh cao nhất. Hy vọng đây sẽ là những thông tin có ích đối với bạn đọc. Còn chần chừ gì nữa mà không mua ngay tinh dầu từ tỏi để sử dụng, giúp tăng cường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình mình.
Bài viết liên quan: