Tắc tia sữa phải làm sao? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Tắc tia sữa là bệnh lý khá phổ biến đối với những bà mẹ sau sinh đang cho con bú. Nhiều bậc cha mẹ lần đầu có con luôn cảm thấy loay hoay “dở khóc, dở cười” với tình huống này. Lúc này, các bậc cha mẹ sẽ đặt ra câu hỏi: Khi tắc tia sữa phải làm sao? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây.
Khi nào xảy ra hiện tượng tắc tia sữa?
Tắc tia sữa là hiện tượng rất nhiều các bà mẹ gặp phải trong giai đoạn cho con bú. Việc này không chỉ làm cho mẹ bị căng tức, đau bầu ngực mà còn có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm, u xơ, áp xe tuyến vú… nếu như không được giải quyết kịp thời.
Vậy khi nào thì mẹ sẽ xảy ra hiện tượng trên? Như các mẹ đã biết, tia sữa được tạo ra từ chính các nang sữa. Khi có những kích thích từ việc hút nhẹ nhàng của con sẽ làm cho tia sữa trong bầu vú bắn ra ngoài. Hiện tượng tắc tia sữa chỉ xảy ra khi phần ống dẫn sữa bị chặn lại hoặc tia sữa không được lưu thông. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bầu ngực bị căng tức, chèn ép cũng như cảm giác khó chịu cho các mẹ.
Hiện tượng tắc tia sữa sẽ xảy ra ở một hoặc nhiều ống dẫn sữa khác nhau trong cùng một thời điểm. Sau khi sinh từ 3 đến 5 ngày, cơ thể của sản phụ sẽ tạo ra sữa non. Sữa này với bản chất là rất đặc, có sự kết dính nên dễ bị đông và tạo thành cục. Các mẹ nên giải phóng lượng sữa này để tránh tình trạng bị tắc tia sữa và phòng ngừa tình trạng bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng tắc tia sữa
Khi bị tắc tia sữa phải làm sao? Lúc này, các mẹ cần phải xác định được nguyên nhân gây chính gây nên bệnh để có những biện pháp giải quyết thích hợp không để tình trạng đó tái diễn. Có thể kể đến một số nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa như sau:
Sau cuộc hành trình vượt cạn, sản phụ không được chăm sóc cẩn thận, nghỉ ngơi hợp lý. Kết hợp với chế độ ăn uống không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất làm cho khí huyết lưu thông không đều gây ra hiện tượng tắc tia sữa.
Các mẹ mang thai lần đầu khó tránh khỏi việc không có kinh nghiệm. Cụ thể nhất là các mẹ không vắt tia sữa thường xuyên sau khi bé bú xong, không vệ sinh kỹ đầu vú khiến mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Mặt khác, việc mẹ hút sữa, nặn, bóp mạnh vào bầu vú cũng làm cho tuyến sữa bị tổn thương gây tắc.
Mẹ cho bé ngậm sai khớp vú hoặc mẹ không day đều bầu vú. Bên cạnh đó, mẹ bị cảm lạnh, cơ thể bị stress, tinh thần không thoải mái là nguyên nhân khiến cho ống dẫn sữa bị tắc nghẽn.
Khi trẻ ti không hết được sữa sẽ có lượng sữa dư thừa, bị ứ đọng lại. Tình trạng đó để lâu và kéo dài sẽ gây ra hiện tượng sữa bị ôi, đông lại sẽ khiến cho mẹ bị tắc tia sữa.
Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa phải làm sao? Tình trạng này diễn ra khá nhanh, có những dấu hiệu thoạt nhìn đơn giản nhưng nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ. Các dấu hiệu để mẹ hoàn toàn nhận biết được tình trạng tắc tia sữa thể hiện qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn ban đầu:
Người mẹ sẽ thấy bầu ngực của mình rơi vào tình trạng căng cứng, đau tức bất thường. Cơ thể người mẹ cảm thấy khó chịu, bí bách cần giải tỏa mà không được. Tình trạng này kéo dài khiến cho các mẹ dễ cáu gắt, nổi nóng vô cớ.
Giai đoạn hai:
Phần phía bên trong của bầu ngực bắt đầu xuất hiện một số cục tròn nhưng nằm riêng rẽ với nhau. Các mẹ có thể cảm nhận được khi dùng tay xoa nhẹ vào vú. Lúc này, cơ thể của người mẹ sẽ phản ứng lại bằng thân nhiệt tăng (sốt), đầu ti vú ửng đỏ. Nếu không có biện pháp chữa ngay thì người mẹ có nguy cơ bị viêm nhiễm tuyến vú.
Giải đoạn ba:
Ở thời điểm này, các mẹ vẫn cảm nhận được các cục tròn ở bầu vú, thân nhiệt ở mức cao và phần đầu ti vẫn ửng đỏ. Khi mẹ dùng tay bóp vào bầu ngực không thấy sữa chảy ra mà thay vào đó là mủ.
Giải đoạn bốn:
Đến giai đoạn này, bầu vú của mẹ sau sinh chuyển sang bị áp - xe nhưng chưa thực sự nặng. Các triệu chứng ở giai đoạn ban đầu, hai và ba vẫn tiếp tục diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Giai đoạn năm:
Các triệu chứng ở giai đoạn ban đầu, hai, ba và bốn vẫn tiếp tục diễn ra kết hợp với áp xe vú lâu ngày nên rất khó khắc phục. Để cứu vãn tình trạng này, người mẹ cần phải chích ngay.
Giải pháp khắc phục tắc tia sữa tại nhà
Khi tắc tia sữa phải làm sao? Để giải quyết vấn đề này, các mẹ có thể tham khảo các giải pháp sau:
Massage bầu vú
Khi mẹ cảm thấy bầu vú của mình có dấu hiệu căng cứng, đau và không tiết ra sữa. Lúc này, massage nhẹ nhàng cho bầu vú và xung quanh khu vực núm vú của mình là việc nên làm. Điều này sẽ giúp cho các cục sữa non ở bên trong bầu vú nhanh chóng tan ra và thông tắc tia sữa.
Đi cùng với massage, các mẹ có thể kết hợp với túi chườm nóng. Việc làm này sẽ giúp cho quá trình giải phóng sữa đang bị vón cục diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các bạn cần căn cứ vào tình trạng bệnh của mình để sử dụng giải pháp này. Nếu khu vực tắc tia sữa xảy ra ở diện rộng, các mẹ cần áp dụng nhiều giải pháp cùng một lúc để có được hiệu quả cao nhất.
Bấm huyệt kết hợp xoa bóp
Khi xảy ra hiện tượng tắc tia sữa phải làm sao? Các mẹ có thể nhờ đến kỹ thuật bấm huyệt kết hợp xoa bóp của Đông Y. Bạn nên tìm đến các thầy thuốc uy tín trên địa bàn để được tư vấn và thực hiện một cách chuẩn xác nhất. Khi các thầy thuốc thực hiện bấm huyệt vào nhũ căn, dịch môn, chiên trung… sẽ giúp khí huyết lưu thông. Từ đó, vấn đề tia sữa bị tắc sẽ được giải quyết.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể kết hợp với việc xoa bóp, day bầu vú để ép sữa ra ngoài. Đây là giải pháp hữu hiệu khi mà tình trạng sữa tắc đã nhiều. Việc day bầu vú cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh cảm giác đau cho các mẹ.
Sử dụng các loại lá cây có sẵn trong tự nhiên
Khi tắc tia sữa phải làm sao? Nếu xảy ra vấn đề này, nhiều bà mẹ đã sử dụng một số loại lá cây có sẵn trong tự nhiên như lá Mít, lá Bồ Công Anh, lá cây Đinh Lăng… để chữa trị tình trạng tắc tia sữa. Nhiều mẹ đã áp dụng và giải quyết được vấn đề nêu trên.
Tuy nhiên, cơ địa của mỗi người là khác nhau nên không thể đánh đồng việc điều trị tắc tia sẽ bằng phương pháp này cho các mẹ địa. Do đó, việc sử dụng các loại lá cây là một giải pháp để bạn tham khảo, có thêm nhiều sự lựa chọn khác nữa. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm trong việc chữa tắc tia sữa bằng mẹo dân gian hoặc chuyên gia trong lĩnh vực y tế trước khi thực hiện.
Chế độ ăn uống kết hợp nghỉ ngơi hợp lý
Sản phụ sau sinh cơ thể thường rất yếu, các mẹ nên có một thực đơn khoa học để đảm chế độ dinh dưỡng, bồi bổ cho cơ thể. Đặc biệt, các mẹ có thể dùng lá Đinh Lăng để làm cho sữa thơm hơn và dễ lưu thông hơn bằng cách nấu canh với thịt băm hoặc đun lá để uống nước.
Đối với sản phụ đang nuôi con nhỏ gặp phải trường hợp mất sữa, tắc tia sữa phải làm sao? Lúc này, các mẹ có thể dùng rễ cây Đinh Lăng kết hợp với gừng tươi và nước, sắc lên uống.
Sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa
Hiện nay, dịch vụ về thông tắc tia sữa tại gia tương đối phổ biến. Bạn có thể nhờ sự can thiệp này mà không cần phải đi đâu cả. Đa số họ là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Trong trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn cao hơn, bạn sẽ uống thuốc kháng sinh để tránh việc mủ trong sữa bị lan qua chỗ khác. Trong lúc này, bạn rất cần đến những sự trợ giúp từ các bác sĩ.
Cách phòng chống tắc tia sữa mẹ nên biết
Khi tắc tia sữa phải làm sao? Các bạn có thể tham khảo cách phòng chống bệnh này bằng các cách sau:
- Các mẹ luôn giữ được tinh thần thoải mái và bình tĩnh nhất trong mọi tình huống có thể xảy ra, nhất là sản phụ lần đầu sinh con.
- Mẹ nên cho con bú sớm sau sinh và chú ý việc vệ sinh sạch sẽ núm vú sau khi bé ty.
- Thực hiện việc hút sữa mẹ thừa thường xuyên ra khỏi bầu sữa để tránh tình trạng tắc tia sữa.
- Cần uống nhiều nước hơn trong một ngày và có chế độ ăn hợp lý để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người mẹ.
- Giảm thiểu các chất béo và bổ sung các loại rau củ quả, thịt chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Trên đây là những thông tin chia sẻ để phần nào giải đáp thắc mắc: Tắc tia sữa phải làm sao? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng đó. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ phòng tránh được vấn đề này sau sinh để có được dòng sữa non cho bé.
Bài viết cùng chuyên mục: