Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng an toàn cho bé, hiệu quả cho mẹ
Tắc tia sữa là vấn đề mà rất nhiều bà mẹ gặp phải trong thời kỳ cho con bú. Tình trạng tia sữa bị tắc này nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến mẹ phải chịu nhiều tổn thương và em bé cũng bị mất nguồn sữa. Từ xa xưa, dân gian ta đã biết chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng và đến ngày nay vẫn được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng theo.
Nguyên nhân mẹ bị tắc tia sữa
Tắc sữa là vấn đề rất nhiều mẹ sau sinh thường gặp phải. Có mẹ phải đợi vài ngày mới có sữa về, có mẹ lại bị mất sữa hoàn toàn. Điều này vừa không có sữa cho con bú, vừa ảnh hưởng và gây rủi ro cho sức khỏe của mẹ.
Bình thường, nang sữa hoạt động khá mạnh nên việc sản xuất sữa của mẹ được diễn ra liên tục, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh. Sữa do nang sữa sản xuất ra sẽ đổ về khoang chứa sau quầng vú. Và lúc này, hành động bú của bé sẽ kích thích sữa chảy ra.
Tuy nhiên, nếu ống sữa bị tắc hoặc nang sữa gặp vấn đề thì sữa không thể chảy ra như bình thường được. Từ đó dẫn đến con không có sữa bú. Đồng thời nếu tình trạng tắc sữa kéo dài, sữa vón thành cục cứng còn gây đau nhức, thậm chí là viêm tuyên sữa.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc sữa mẹ, phổ biến nhất là các lý do sau:
- Dư thừa sữa: Đây là nguyên nhân gây tắc sữa phổ biến do sữa mẹ thừa đọng lại thành cục, gây tắc nghẽn.
- Ngực chịu áp lực: Mặc áo ngực chật, địu em bé trước ngực, nằm sấp khi ngủ và tập thể thao có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
- Ít hút sữa ra ngoài: Sữa mẹ nếu tiết ra nhiều mà con không bú hết sẽ buộc phải dùng máy hút hết sữa ra, nếu không sữa có thể bị vón thành cục và tắc nghẽn. Lực máy hút sữa yếu, không hút hết sữa ra ngoài cũng có thể khiến mẹ bị tắc tia sữa.
- Bé bú không đúng cách: Khi bé bú sai cách, sẽ khó để lấy được đủ lượng sữa. Do đó sữa còn tồn đọng dẫn đến tắc tia sữa.
- Mẹ không cho con bú thường xuyên: Nếu không cho con bú sữa mẹ hoặc hút sữa mẹ hết ra trong thời gian từ 5 giờ đến 1 ngày thì sẽ gây tắc tia sữa của mẹ.
- Stress: Khi mẹ bị căng thẳng sẽ làm ức chế sản xuất hoocmon oxytocin - hormone kích thích tuyến sữa hoạt động.
Dấu hiệu khi mẹ tắc tia sữa
Khi bị tắc tia sữa, mẹ sẽ nhận thấy các triệu chứng rất rõ ràng ở bầu ngực như: đau nhức, sưng to, sốt nhẹ, không tiết sữa,... Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ còn nghiêm trọng hơn, điển hình như viêm tuyến sữa.
Ngay khi nhận thấy bầu vú to và căng hơn so với bình thường, mẹ nên chú ý xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau nhức khi chạm vào không. Nếu đi kèm sốt nhẹ thì cần nhanh chóng tìm cách khơi thông dòng sữa.
Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Đinh lăng là thực vật có sẵn trong tự nhiên, quen thuộc với đời sống của người Việt. Loại cây này vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý.
Ý nghĩa cây đinh lăng trong y học
Đinh lăng là loại cây có thân tròn và nhẵn, lá kép lông chim có răng ở mép lá, mọc so le nhau. Trong đinh lăng chứa nhiều thành phần quý, rất tốt cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu khoa học, lá và vỏ rễ cây đinh lăng chứa alcaloid, tanin, saponin, vitamin C và nhóm B, glycosid, 20 loại acid amin, phytosterol, tinh dầu,... Ngoài ra còn rất nhiều các nguyên tố vi lượng khác và hàm lượng 21,1% đường.
Nhờ các thành phần này mà đinh lăng có những tác dụng tuyệt vời. Nổi bật nhất là:
- Rễ cây có công dụng tăng trí lực, bồi bổ sức khỏe, chữa đau tử cung, sản phụ ít sữa, ho ra máu, lợi tiểu, chống độc.
- Lá đinh lăng chữa tắc tia sữa, sưng vú, mụn nhọt, mẩn ngứa, cảm sốt.
- Thân, cành đinh lăng tốt cho xương khớp.
5 cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Lá đinh lăng là một trong vị thuốc an toàn, hiệu quả nhất mà nhiều mẹ lựa chọn để điều trị tắc tia sữa. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng phổ biến nhất.
1, Uống nước lá đinh lăng
Sử dụng khoảng 150 - 200gr lá đinh lăng tươi, đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 200ml, đợi nước sôi thì đảo qua lại. Đảo khoảng từ 2 - 3 lần trong 7 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước đầu để nguội rồi uống, lặp lại tương tự cách làm với lượt nước nấu thứ 2.
Uống nước lá đinh lăng trong vòng 2 - 3 ngày, mẹ sẽ thấy ngực bớt sưng đau và sữa bắt đầu về trở lại. Lưu ý nên uống xen kẽ cả nước lá và nước lọc, không nên chỉ uống nước lá đinh lăng.
2, Canh lá đinh lăng
Mẹ dùng 100gr lá đinh lăng tươi, rửa sạch và để ráo. Bắc nồi lên bếp sau đó cho thịt xay vào xào thơm với hành, thêm nước vào đợi sôi thì cho lá đinh lăng vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đợi sôi lần nữa thì tắt bếp. Món này dùng nóng với cơm trắng thì rất ngon và dễ ăn.
Canh lá đinh lăng giúp mẹ bồi bổ sức khoẻ, sữa về dồi dào và thải độc tố cơ thể. Ngoài thịt nạc, mẹ có thể thay thế bằng sườn non hoặc các loại xương khác cũng rất ngon.
3, Cháo lá đinh lăng giò heo
Món ăn này cần sử dụng khoảng 150gr lá cây đinh lăng, 100gr gạo tẻ và 1 cái giò heo cùng một số gia vị. Đầu tiên mẹ làm sạch giò heo, chặt miếng vừa ăn, đem xào qua cho thơm. Tiếp đến rửa sạch lá đinh lăng và cho lên bếp nấu khoảng 15 phút và vớt cái ra, chỉ lấy phần nước. Sau đó thả giò heo đã xào qua cùng gạo vo sạch vào nồi, nêm nếm gia vị, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo nhừ.
Món ăn này mẹ có thể nấu thay thế món đu đủ hầm giò heo để đổi khẩu vị và chống ngán. Mẹ cũng có thể thay thế giò heo bằng thịt nạc hoặc sườn non cho dễ ăn.
4, Lá đinh lăng luộc
Dùng 200gr lá cây đinh lăng tươi đem luộc chín, ăn kèm với nước chấm mặn và dùng với cơm trắng. Đây là món ăn được dùng thay thế rau xanh trong khẩu phần ăn cho mẹ khi đang ở cữ để bồi bổ cơ thể và chống tắc tia sữa.
5, Thuốc đắp từ đinh lăng
Ngoài việc chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng thông qua ăn uống thì còn có thể giã nát lá này để đắp lên ngực mẹ. Dùng 100gr lá đinh lăng, 50gr lá diếp cá rửa sạch, để ráo. Sau đó đem đi giã nát và đắp lên ngực 30 phút, tránh đắp lên cuồng thâm và đầu ti. Mẹ sẽ thấy ngực bớt căng tức và dễ chịu hơn.
Những lưu ý mà mẹ cần biết để phòng tránh tắc tia sữa
Ngoài cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng, mẹ cũng cần lưu ý các điểm sau để phòng tránh tình trạng này lặp lại. Cụ thể là:
- Luôn luôn chú ý vệ sinh ngực sạch sẽ bằng cách dùng khăn sạch lau toàn bộ bầu ngực, đặc biệt là phần núm vú sau mỗi lần con bú hoặc mỗi lần vắt sữa.
- Trước khi cho bé bú cũng nên lau sạch đầu vú, đồng thời cũng vắt bỏ một lượng nhỏ sữa đầu.
- Khi con bú xong nhưng sữa vẫn còn thì nên vắt hết sữa ra, không để sữa đọng lại rất dễ bị vón cục và gây tắc tia sữa.
Nếu đã áp dụng nhiều phương pháp chữa tắc tia sữa khác nhau mà không thấy hiệu quả, bầu ngực vẫn căng tức sau sinh và thấy sốt nhẹ thì mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế. Tiến hành thăm khám kịp thời, chính xác sẽ giúp bác sĩ có phương án điều trị thích hợp cho mẹ.
Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng là phương pháp đơn giản, an toàn, được nhiều mẹ áp dụng thành công. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa thì hãy áp dụng cách làm này nhé.
Bài viết cùng chuyên mục: