Mách mẹ cách gọi sữa về khi bị mất sữa đơn giản và hiệu quả
Mất sữa không đủ sữa cho con bú khiến bạn lo lắng, khủng hoảng tâm lý. Thực tế đây là tình trạng rất phổ biến hiện nay ở chị em phụ nữ. Thiếu sữa khiến trẻ nhỏ kém phát triển về thể chất, trí não. Vậy nguyên nhân khiến mẹ mất sữa là gì? Dấu hiệu nào để biết bạn bị mất sữa? Nếu bạn đang lâm vào tình trạng này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây để được hướng dẫn cách gọi sữa về nhiều cực kì đơn giản.
Mất sữa là gì?
Nhiều bà mẹ thường nhầm lẫn giữa việc mất sữa và tiết ít sữa. Chính vì vậy tình trạng mất sữa không được mẹ điều trị kịp thời gây ra khủng hoảng tâm lý và thiếu sữa cho con bú.
Mất sữa chính là tình trạng cơ thể mẹ ngừng sản xuất sữa. Các tuyến sữa không tiết sữa ra ngoài để phục vụ trẻ nhỏ. Cùng với đó 2 bên bầu ngực của mẹ mềm và xẹp. Có 2 dạng mất sữa chính, đó là:
- Mất sữa đột ngột: Sữa bị dừng hẳn sau khi bé bú và không về nữa. Dù mẹ nặn, xoa bóp bầu vú nhưng cũng không có sữa.
- Mất sữa ít dần: Lượng sữa trong cơ thể của mẹ ngày càng giảm dần và mất hẳn. Đây là tình trạng hiếm gặp hơn mất sữa đột ngột. Tình trạng mất sữa dần dần có thể kéo dài trong 1 tuần.
Dấu hiệu mất sữa của mẹ sau sinh
Mất sữa sau sinh khác với việc bị tiết sữa hay ít sữa. Mẹ có thể thông qua các dấu hiệu sau đây để nhận biết mình đang thuộc tình trạng nào:
- Bầu ngực mềm, nhũn và không căng tròn như lúc nhiều sữa.
- Massage, nặn bầu ngực nhưng không ra sữa. Đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn bị mất sữa. Bởi nếu bị tắc tia sữa, ít sữa thì massage là biện pháp rất hữu hiệu để mẹ tiết nhiều sữa hơn.
- Không có cảm giác căng tức ngực khi sữa về.
- Sử dụng máy hút sữa, cho bé bú nhưng vẫn không ra sữa.
Nếu tắc sữa mẹ sẽ bị căng cứng bầu ngực, bị sốt và cơ thể đau nhức. Và quan trong nếu bị tắc sữa tức là bầu ngực vẫn có sữa căng tràn nhưng bé không bú được. Đây chính là tính chất quan trọng giữa việc bị mất sữa và tắc sữa. Khi mẹ phân biệt rõ ràng tình trạng đang gặp phải sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây mất sữa. Đồng thời từ đó có cách khắc phục phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây mất sữa
Sữa mẹ tiết ra phụ thuộc vào hoạt động của 4 loại hormone: Estrogen, Progesterone, Oxytocin và Prolactin. Những hormone này sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động, tiết ra sữa cho bé bú. Khi cơ thể mẹ có vấn đề các hormone này bị rối loạn từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa, gây ra mất sữa. Nguyên nhân chính gây mất sữa ở mẹ sau sinh là:
Không cho bé bú (bé bú ít, bú không đúng cách)
Có nhiều lý do khiến mẹ cho bé bú chậm, bú ít: núm vú mẹ ngắn, bé khó bú, bé bú không đúng cách… Mẹ cho bé bú mẹ, ít cho bé bú khiến tuyến sữa không hình thành được phản xạ tiết sữa. Lâu ngày cơ thể sẽ hình thành cơ chế không tiết sữa ra bên ngoài, dẫn đến mẹ bị mất sữa.
Ngoài ra tư thế cho con bú không đúng cách cũng là nguyên nhân lớn gây ra việc mất sữa ở mẹ. Khi tuyến vú của mẹ tiết sữa tuy nhiên bé chán bú do tư thế gò bó, không thoải mái. Cơ thể mẹ sẽ nhận lại thông tin rằng bé không cần bú nữa. Tuyến sữa tiết ra ngày càng ít, lâu dần mẹ sẽ mất sữa hoàn toàn.
Vì vậy mẹ nên cho bé bú sớm sau khi sinh. Đồng thời học cách cho bé bú đúng để giúp bé nhận được lượng sữa cần thiết. Cũng là cách để tránh việc bị mất sữa.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Mẹ ăn kiêng, sợ béo sau sinh nên hạn chế ăn thực phẩm dinh dưỡng. Điều này vô tình khiến cơ thể bị thiếu chất, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất sữa. Ngoài ra mẹ có hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, việc hấp thụ dinh dưỡng không tốt cũng là một nguyên nhân khiến mẹ mất sữa.
Sữa hình thành dựa trên hoạt động của cơ thể mẹ. Khi mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, các cơ quan sản xuất sữa sẽ ngừng hoạt động để bảo vệ sức khỏe cho mẹ. Vì vậy nếu mẹ bị suy nhược cơ thể, ăn uống không đủ chất thì mất sữa là tình trạng dễ gặp.
Đặc biệt nhiều bà mẹ có thói quen ăn uống không khoa học: sử dụng nhiều dầu mỡ, chuộng cafe, rượu bia… Chất kích thích khiến hormon trong cơ thể mẹ bị rối loạn, ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Ngoài ra cơ thể mẹ còn yếu, chưa hồi phục sau sinh nên tránh sử dụng đồ uống có gas, chất kích thích để không bị mất sữa, ít sữa.
Nghỉ ngơi không đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng quan trọng đến lượng sữa tiết ra. Theo khoa học phần lớn sữa mẹ tiết ra vào thời điểm ban đêm khi bạn ngủ. Khi bạn có một giấc ngủ ngon, đúng giờ thì cơ thể sẽ tự sản sinh ra hoạt chất Prolactin - chất kích thích tuyến sữa hoạt động. Nhờ vậy nguồn sữa của mẹ luôn dồi dào đủ cho con bú.
Tuy nhiên nếu mẹ mất ngủ thường xuyên, ngủ không ngon giấc thì hormone Prolactin không tự sản sinh. Dẫn hoạt động sản xuất sữa của tuyến sữa bị ảnh hưởng và hậu quả cơ thể mẹ mất sữa, ít sữa.
Stress, lo âu
Hiện nay cuộc sống ngày càng hiện địa thì tình trạng stress, trầm cảm sau sinh ngày càng phổ biến. Sau sinh áp lực chăm con, việc nhà, công việc đè nặng khiến mẹ bị stress. Tâm lý lo lắng, căng thẳng sẽ khiến cơ thể mẹ ngày càng suy nhược. Đồng thời quá trình sản xuất ra các hormon điều tiết sữa cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi căng thẳng quá mức hormon bị rối loạn, thậm chí là ngừng sản xuất. Vì vậy mẹ bị mất sữa, không tiết sữa là điều rất dễ hiểu. Khi mất sữa mẹ càng có dấu hiệu lo lắng, tâm lý rối loạn cực độ. Như vậy hoàn toàn không tốt cho cơ thể và càng khiến tình trạng mất sữa nghiêm trọng hơn.
Bệnh lý
Nếu bạn mất sữa không phải do các nguyên nhân trên thì rất có thể mẹ đã gặp phải một số bệnh lý. Sau sinh cơ thể mẹ còn yếu, suy nhược vì vậy rất dễ gặp phải các bệnh lý có thể gây mất sữa: áp xe tuyến vú, u nang tuyến vú, bệnh tuyến giáp gây rối loạn hormone…
Ngoài ra với các bà mẹ sinh mổ, mất nhiều thời gian bình phục và cần sử dụng nhiều loại dược liệu, đặc biệt là kháng sinh. Đây chính là nguyên nhân lớn gây ra mất sữa. Ngoài ra nếu mẹ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, thuốc tránh thai... thì cũng có thể khiến sữa bị dừng đột ngột, mất hẳn.
Mách mẹ cách gọi sữa về khi mất sữa
Mất sữa phải làm sao? Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bị mất sữa mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp. Nếu không được xử lý ngay thì rất có thể mẹ sẽ bị mất sữa vĩnh viễn. Bìa viết mách bạn một số biện pháp gọi sữa về khi bị mất sữa sau:
Massage bầu vú hàng ngày
Có thể massage không phải là một biện pháp có hiệu quả ngay lập tức. Tuy nhiên nếu bạn kiên trì thực hiện tuyến vú sẽ được kích thích và tiết sữa trở lại. Thêm vào đó việc massage tuyến vú đều đặn sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý: ung thư vú, u nang tuyến vú…
Thực hiện massage gọi sữa về khoa học:
- Bước 1: Mẹ dùng 3 ngón tay vuốt dọc theo động mạch của tuyến vú theo chiều kim đồng hồ, mỗi bên vuốt khoảng 4 - 5 lần.
- Bước 2: Tiếp tục dùng 3 ngón tay để massage quanh bầu ngực. 2 vòng theo chiều ngược kim đồng hồ và 2 vòng theo chiều thuận kim đồng hồ.
- Bước 3: Massage đầu vú bằng 3 đầu ngón tay. Kéo thật nhẹ núm vú để kích thích tuyến sữa hình thành phản xạ khi em bé bú sẽ tiết ra sữa, Đông tác này thực hiện khoảng 4 lần.
- Bước 4: Khum bàn tay thành hình chữ C sau đó nâng đỡ bầu ngực từ phía dưới. Một tay rung nhẹ đầu vú còn một tay dùng 3 ngón massage bầu ngực. Thực hiện tương tự với bên ngực còn lại.
- Bước 5: 1 bên tay đặt trên quầng vú, mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ di động từ trên xuống dưới. Tay còn lại của mẹ ép bầu ngực theo chiều từ dưới lên. Thực hiện động tác này 3 - 5 lần mỗi bên vú.
- Bước 6: Một tay của mẹ ấn và kéo đầu vú, tay còn lại xoa bóp bầu ngực. Thực hiện 4 lần cho mỗi bên vú. Động tác này rất tốt cho mẹ bị đầu vú thụt vào bên trong.
Cách chữa mất sữa nhờ massage nên được thực hiện đều đặn mỗi ngày. Mỗi lần massage trong 3 - 5 phút. Ngày làm 2 lần.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng mất sữa hiệu quả. Mẹ không nên ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng, nhiều chất đạm mà nên phối hợp hài hòa 5 nhóm chất: béo, đậm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Gợi ý một số thực phẩm giúp gọi sữa
Mẹ nên chú ý bổ sung vào bữa ăn hàng ngày nhưng thực phẩm giàu dinh dưỡng sau đây:
- Cơm: Chứa nhiều tinh bột, có vai trò quan trọng giúp kích thích tuyến sữa. Trong thời gian sau sinh mẹ nên đảm bảo ăn 1 bát cơm/ bữa.
- Rau củ: Trong rau củ có chứa nhiều vitamin khoáng chất giúp mẹ bồi bổ cơ thể sau sinh. Hơn nữa thực phẩm này còn giúp mẹ tăng sức đề kháng, cải thiện mất sữa. Đặc biệt là một số loại rau: rau ngot, rau lang, cải bó xôi…
- Thịt cá: Thực phẩm này chứa nhiều chất đạm, cần thiết cho việc kích thích tiết sữa. Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung: cá hồi, chân giò heo, thịt gà…
- Hoa quả: Hoa quả cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất giúp sữa mẹ về nhiều và đậm đặc. Mẹ có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như sinh tố, nước ép hay bánh ngọt để thưởng thức…
- Sữa và nước: Trước khi cho con bú mẹ nên uống một cốc sữa ấm. Sữa sẽ kích thích hoạt động sản sinh sữa của tuyến vú. Đồng thời giúp mẹ có cơ thể khỏe mạnh. Đừng quên uống đủ 2L nước/ ngày để sản xuất đủ sữa, cải thiện việc mất sữa.
Nên tránh xa các thực phẩm gây mất sữa
Mẹ bị mất sữa phải làm sao? Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ sau sinh nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm sau:
- Các loại rau củ: bắp cải, rau bạc hà, mướp đắng, măng tươi, các loại măng khác, rau mùi tây, lá lốt…
- Đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ: khoai tây chiên, gà rán, mì tôm.
- Thức ăn đóng hộp: Thường chứa nhiều chất bảo quản vì vậy không tốt cho sức khỏe của mẹ và là nguyên nhân dẫn đến mất sữa.
- Các loại đồ uống có gas, chất kích thích: rượu, bia, cafe, nước ngọt, trà xanh…
- Socola: loại thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng cao tuy nhiên trong thành phần có chứa chất Cafein gây mất sữa.
Nghỉ ngơi, thư giãn
Mẹ nên giữ một tinh thần thaoir mái để cơ thể không căng thẳng, làm rối loạn nội tiết tố. Sau khi sinh bạn nên có một chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên nằm một chỗ quá lâu sẽ khiến tâm lý sản sinh ra sự chán nản, lo lắng.
Bạn có thể tập những bài thể dục đơn giản, đi bộ , nghe nhạc để tâm lý được thoải mái. Ngoài những thời điểm chăm sóc bé và nghỉ ngơi thì mẹ có thể làm việc nhà, nấu ăn, cắm hoa… Bận rộn sẽ khiến mẹ xua tan đi cảm giác buồn chán. Tuy nhiên mẹ không nên làm việc quá sức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt mẹ cần lập một thời gian biểu nghỉ ngơi cho mỗi ngày. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ tạo điều kiện cho tuyến sữa hoạt động, giúp sữa về nhiều và đậm đặc. Đặc biệt mẹ tuyệt đối không được thức khuya trong thời gian cho con bú.
Gia đình nên chia sẻ những khó khăn với người mẹ sau sinh như hỗ trợ chăm con, trò chuyện, tâm sự. Như vậy sẽ khiến người mẹ cảm giác được quan tâm, chăm sóc và có tâm lý thỏai mái hơn.
Cho bé bú đúng cách
Cho bé bú đúng cách không quá khó, tuy nhiên nếu bạn lần đầu làm mẹ thì cần có thời gian để quen với điều này. Việc bé bú đúng cách sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng mất sữa.
- Nên đặt đầu và người của bé trên một đường thẳng khi bú.
- Mặt của bé và miệng hướng vào núm vú của mẹ.
- Mẹ nên âu yếm và trò chuyện với bé.
- Một tay mẹ nâng bé, một tay xoa nhẹ bầu vú. Lưu ý ngón tay cái của mẹ cần đặt trên núm vú, các ngón tay còn lại đỡ dưới bầu vú.
- Khi cho bé bú thì mẹ nên giúp trẻ ngậm đúng núm vú. Như vậy sữa sẽ tiết ra nhiều hơn giúp bé được cung cấp đủ sữa mẹ.
- Giúp trẻ ngậm núm vú bằng cách: chạm vú vào môi trên của bves, tiếp đến đợi trẻ mở rộng miệng. Nên để môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.
Gọi sữa về nhờ lá Mít
Mít là một loại quả ngon được nhiều người yêu thích. Đặc biệt mít còn có công dụng chữa tắc sữa cho mẹ sau sinh. Cách làm như sau:
- Mẹ chuẩn bị 30 - 40g lá Mít sau đó đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá Mít vào nồi đun sôi cùng 15L nước tinh khiết.
- Khi nước sôi tắt bếp để nguội sau đó có thể dùng ngay.
- Nên uống khi nước còn ấm là tốt nhất, hạn chế bảo quản tủ lạnh.
- Dùng trong 3 - 5 ngày để thấy sữa về.
Cách gọi sữa về với Đu Đủ xanh
Đu Đủ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Trong thành phần của loại quả này có chứa vitamin A, B, C, E và nhiều khoáng chất. Chữa mất sữa với món Đu Đủ xanh hầm giò heo rất hiệu quả.
- Mẹ chuẩn bị Đu Đủ xanh gọt vỏ và rửa sạch.
- Móng giò heo sơ chế sạch sẽ.
- Đem móng giò cung đu đủ hầm với lượng nước vừa đủ. Thêm một chút muối để tăng thêm hương vị cho món ăn.
- Mẹ nên ăn Đu Đủ hầm giò heo 2 - 3 lần/ tuần để chữa mất sữa.
- Ngoài ra mẹ có thể thay đổi thực đơn với cá chép hầm Đu Đủ, cá Chuối hầm Đu Đủ để không bị nhàm chán. Đây là 2 loại cá có chứa hàm lượng DHA cao sẽ giúp sữa mẹ giàu dưỡng chất cho con bú.
Chữa mất sữa với chè Vằng
Chè Vằng có công dụng chữa nhiều bệnh lý rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra đây cũng là thảo dược được nhiều mẹ sau sinh ưa chuộng bởi công dụng chữa mất sữa. Chế biến chè Vằng không quá phức tạp. Thực hiện như sau:
Chè Vằng đun cùng lượng nước vừa đủ.
- Đun trong 15 phút để chè tiết ra chất dinh dưỡng.
- Lưu ý nên đun lửa nhỏ, bởi lửa to sẽ khiến chất dinh dưỡng bị biến chất.
- Uống ngày 2 ly chè Vằng. Sử dụng liên tục từ 3 - 5 ngày để cải thiện mất sữa, ít sữa cho mẹ sau sinh.
Mặc dù chè Vằng giúp mẹ lợi sữa tuy nhiên bạn nên sử dụng một lượng chè vừa phải. Đồng thời nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng chè Vằng chữa mất sữa.
Chữa mất sữa đòi hỏi người mẹ sự kiên trì và quan trọng nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Bài viết đã mang đến cho bạn đọc thông tin về nguyên nhân cũng như cách lấy lại sữa mẹ khi đã mất. Hy vọng chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có sữa về nhiều và đậm đặc cho con bú.
Bài viết cùng chuyên mục: