Mẹ bị căng sũa nhưng sữa không tiết ra được – Nguyên nhân và cách khắc phục
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là tình trạng mà nhiều người sẽ mắc phải khi khi trong quá trình cho bé bú. Nhiều người thường không biết nguyên nhân của tình trạng này từ đâu cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất. Khiến cho tình trạng thêm trần trọng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho mẹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về bài viết này.
Nguyên nhân vì sao mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được
Thai phụ khi sinh xong em bé từ 2 – 4 ngày, các mô tuyến vú bắt đầu phát triển, lớn dần lên để hình thành các tuyến sữa cho bé. Lúc đầu sẽ thấy hơi khó chịu, khi chưa quen dần, ngực hơi căng đau, tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần sau 2 – 3 tuần cho bé bú. Thế nhưng một và người thời gian đầu sữa ra đều nhưng sau đó lại bị tắc, không ra nữa mặc cho ngực vẫn căng sữa, đau nhức nhưng sữa vẫn không tiết ra.
Để giải thích về nguyên xảy ra tình trạng này có rất nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là do cơ địa của sản phụ, có trường hợp là do không cho bé bú thường xuyên. Hoặc cũng có thể do sản phụ trong quá trình cho con bú lại sử dụng áo ngực chật, không phù hợp với kích cỡ ngực hiện tại của mình. Ngoài ra những sản phụ đã từng phẫu thuật ngực cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động bình thường của các tuyến vú.
Biến chứng có thể xảy ra khi mẹ căng tức vú nhưng không ra sữa
Nhiều người thường cho rằng việc mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được sẽ không gây nguy hại quá lớn cho người các chị em. Thậm chí họ cho rằng chỉ cần nguồn sữa khác thay thế vào đó cho bé bú là được.
Tuy nhiên trên thực tế, việc tắc tia sữa không tiết ra lại gây nguy hiểm cho các mẹ rất nhiều. Nếu không nhanh chóng tìm ra giải pháp để giải quyết các cục sữa đông, tắc ở trong tuyến vú, người mẹ sẽ phải đối mặt những nguy hiểm nhất định.
- Viêm tuyến vú: Đây chính bệnh lý sẽ gặp phải nếu tình trạng tắc tia sữa thường xuyên xảy ra và không tìm giải pháp khắc phục. Những tuyên sữa bị tắc lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào và gây nhưng biến chứng nguy hiểm hơn.
- Áp xe vú: Tình trạng này gây mưng nủ ở bên trong, vùng ngực sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội, thậm chí nguy hiểm hơn là cơ thể mệt mỏi, sốt, ớn lạnh,…
- Cảm giác đau những tuyến vú, gây sốt và gây ảnh hưởng đên sức khỏe của người mẹ đang trong thời kì ở cữ. Cần được giải quyết sớm nếu không bạn có thể sẽ mất hẳn sữa và phải nuôi con bằng sữa ngoài.
- Tắc tia sữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cả mẹ và bé. Với bé không được hưởng nguồn sữa giàu dinh dưỡng từ người mẹ, kém phát triển hơn, chậm lớn, kém thông minh,…. Còn với người mẹ sẽ gây mệt mỏi, căng thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm sau sinh,...
Cần làm gì khi bị tắc tia sữa?
Mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được, quá đau và cần phải làm gì. Dưới đây là một cách mà các mẹ có thể thực hiện tại nhà để giúp kích thích tuyến sữa và tiết ra bên ngoài:
Chườm bầu ngực với khăn ấm
Để tình trạng tắc tia sữa có thể giảm bớt bạn có thể dùng khăn bông thấm vào nước ấm và chườm vào hai đầu vú, xung quanh núm vú. Việc này vừa giúp bạn giảm nhanh những cơn đau, vừa kích thích tuyến sữa vô cùng tốt
Thường cho con bú đều đặn
Các mẹ nên cho bé bú đúng cách thường xuyên hơn vào tất cả các bữa ăn cho bé. Đồng thời nâng tư thế bú đúng cách để sữa được tiết ra một cách đều đặn cũng là cách để giảm tình trạng tắc tia sữa.
Vắt sữa mỗi ngày
Trong trường hợp lượng sữa tiết ra quá nhiều và bé không bú được hết, các mẹ cần phải vắt sữa hoặc bơm sữa ra bên ngoài. Điều này tránh tình trạng sữa vẫn còn đọng lại ở trong tuyến vú và lâu dần bị đông lại và gây tắc tia sữa. Ngoài ra sữa dư thừa được hút ra bên ngoài thì cũng đồng thời kích thích tuyên sữa hoạt động nhiều hơn.
Tắm bằng nước ấm
Một cách hữu hiệu để các mẹ giảm những cơn đau do tắc tia sữa mang lại chính là thường xuyên tắm bằng nước ấm bằng vòi hoa sen. Và bạn phun trực tiếp lên vùng bầu vú từ trên xuống dưới để giảm đau, các cục sữa đông sẽ nhanh chóng mềm ra và tiết ra ngoài, giảm nhanh tình trạng tắc tia sữa. Trong quá trình phun nước hãy kết hợp cả mát xa để vừa thư giãn vừa thông các ống dẫn sữa bị tắc.
Chọn áo ngực phù hợp vơi size ngực
Đây là một việc làm rất quan trọng đối với các sản phụ trong thai kì cho con bú. Các mẹ không nên mặc áo quá chật, bó sát sẽ khiến bạn bị đau ngực và sữa bị ứ lại, căng tức. Bạn nên sử dụng các loại áo ngực chuyên dành cho sản phụ, vừa size ngực hoặc rộng một size để ngực được thoải mái nhất, kích thích các tuyến sữa phát triển.
Phòng tránh tình trạng tắc sữa thường gặp ở các mẹ sau sinh
Tắc tia sữa ở các mẹ sau khi sinh là tình trạng chung mà nhiều mẹ gặp phải, tuy nhiên bạn vẫn có thể phòng tránh chúng. Những biện pháp này có thể giảm tình trạng mắc bệnh, và giúp các mẹ vượt qua giai đoạn này một cách tốt nhất.
- Ngay sau khi sinh con, bạn nên cho bé bú luôn, cho bé “da kề da” để giúp các tuyến sữa mới đầu này hoạt động ổn định.
- Cho con bé bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, không sử dụng sữa ngoài, bú liên tục, đều đặn trong các bữa ăn hằng ngày của bé.
- Cho bé bú đúng tư thế, giúp bé hút được nhiều sữa nhất cũng như, để tuyến sữa hoạt động tốt nhất.
- Cho bé bú hết sữa ở một bên rồi mới đổi sang bên còn lại.
- Ăn uống đủ chất và thường xuyên vận động mỗi ngày.
Trên đây là một số thông tin về mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Hi vọng qua đây giúp mẹ hiểu hơn về vấn đề n cũng như biết cách chăm sóc bản thân và bé trong giai đoạn này.
Bài viết cùng chuyên mục: