Mẹ sau sinh ăn lá lốt có mất sữa không? Các nguyên nhân gây mất sữa là gì?
Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ khi trong thời gian cho con bú nếu ăn phải một số loại thực phẩm như lá lốt thì sẽ bị mất sữa. Tuy nhiên liệu có cơ sở khoa học nào để chứng minh cho điều này là đúng hay không? Những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng mẹ mất sữa? Bài viết sau đây sẽ cùng mẹ tìm lời giải đáp cho thắc mắc ăn lá lốt có mất sữa không và những nguyên nhân gây mất sữa.
Giá trị dinh dưỡng của lá lốt
Lá lốt là rau xanh phổ biến ở nước ta và được sử dụng thường xuyên trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Không chỉ vậy, trong lá lốt cũng là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng khá cao.
Lá lốt có tên gọi khoa học là Piper lolot, được xếp cùng với họ trầu không và tiêu. Loại lá này chứa các thành phần như sau: protein, gluxit, photpho, canxi, sắt, caroten và vitamin C.
Theo nghiên cứu Đông y, lá lốt là một loại rau gia vị có vị khá nồng, hơi cay và tính nóng, được dùng để chữa nhiều loại bệnh rất hiệu quả. Điển hình là các căn bệnh như đau nhức xương khớp, chân tay ra nhiều mồ hôi, trị mụn nhọt,... Ngoài ra lá lốt cũng có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm nhanh chóng.
Mẹ đang cho con bú ăn lá lốt có mất sữa không?
Lá lốt là thực phẩm có nhiều lợi ích tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, do quan niệm dân gian ăn lá lốt sẽ bị mất sữa nên nhiều mẹ bầu thường kiêng không ăn loại thực phẩm này. Vậy thực hư việc ăn lá lốt có mất sữa không là thế nào?
Theo y học hiện đại, ngày nay chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào chứng minh nếu ăn lá lốt thì mẹ sẽ bị giảm hoặc mất sữa. Do vậy mà kinh nghiệm dân gian ăn lá lốt gây mất sữa là hoàn toàn không có cơ sở khoa học căn cứ. Đồng thời việc mẹ bị mất sữa có thể do nguyên nhân cơ địa và chế độ ăn uống của mỗi người.
Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh mất sữa
Trong thực tế, việc mẹ bị mất sữa không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có rất nhiều bà mẹ đã mắc phải tình trạng này trong thời gian cho con bú.
Tắc tia sữa
Tắc tia sữa là hiện tượng ống dẫn sữa bị ùn tắc hoặc bịt kín làm dòng sữa không ra được, khiến con không có nguồn sữa mẹ để phát triển. Khi bị tắc tia sữa, mẹ có thể sẽ cảm thấy bầu ngực trở nên căng tức, khó chịu do sữa bị dồn ứ không thể thoát ra khỏi ống sữa. Đồng thời các cục sữa nhỏ được hình thành trong bầu ngực có thể gây hại cho mẹ nếu không được thông sữa kịp thời.
Thiếu hormone tiết sữa
Việc tiết sữa của cơ thể mẹ chịu ảnh hưởng của 4 loại hormone là Prolactin, Progesterone, Estrogen và Oxytocin. Khi cơ thể mẹ mệt mỏi, căng thẳng, lo âu và stress kéo dài có thể là ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của 4 loại hormone này. Điều này khiến cho hoạt động của tuyến sữa bị ảnh hưởng, không ổn định và dễ bị mất sữa.
Uống ít nước
Nước là một thành phần quan trọng của sữa mẹ, nước giúp kích thích sữa sản xuất nhiều hơn. Đồng thời nó giúp việc trao đổi chất trong của cơ thể mẹ diễn ra tốt hơn, hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn cho con. Do đó nếu thiếu nước thì mẹ cũng tiết ra sữa ít hơn rất nhiều và mẹ cũng không đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Cơ thể mẹ khi không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng có thể làm ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Bởi không được đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất thì không đảm bảo nguyên liệu sản xuất sữa cho con. Vì thế mẹ nên ăn uống đầy đủ, hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó nguyên nhân còn do mẹ ăn những thực phẩm gây mất sữa.
Đặc biệt mẹ nên chú trọng phối hợp các thực phẩm lợi sữa như: móng giò, sữa đậu nành, khoai, sữa hạt, gà, vịt và nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo,... Đồng thời tránh các thực phẩm gây ức chế sữa đã được khoa học hiện đại kiểm chứng. Điển hình như: dưa chua, măng, mướp đắng, dâu tằm, bắp cải,...
Dùng kháng sinh
Khi trong thời gian cho con bú, mẹ phải dùng thuốc kháng sinh do không may bị bệnh thì rất có thể đây sẽ là nguyên nhân gây mất sữa. Bởi trong các loại kháng sinh có chất ức chế hoạt động của các hormone tham gia sản xuất sữa. Chính vì vậy, nếu bắt buộc phải dùng kháng sinh, mẹ cần hỏi thật kỹ ý kiến của bác sĩ.
Mẹ trầm cảm, stress sau sinh
Trầm cảm, stress là trạng thái tinh thần mà rất nhiều mẹ dễ rơi vào sau khi sinh con. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ tâm lý và tinh thần của mẹ, khiến cho hoạt động tiết sữa của tuyến vú kém hơn. Lúc này áp lực về nguồn sữa cho con có thể càng khiến tâm lý của mẹ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều.
Không cho con bú mẹ thường xuyên
Nếu mẹ không thường xuyên cho con bú hoặc phải ngừng việc cho con bú trong một khoảng thời gian dài thì có thể khiến mẹ bị mất sữa. Do lúc này cơ thể sẽ tự hiểu rằng bé không cần sữa mẹ nữa. Bên cạnh đó, nếu mẹ cho con bú hoặc dùng máy vắt sữa sai cách thì bầu vú mẹ cũng sẽ mất đi phản xạ tiết sữa liên tục.
Nghỉ ngơi không khoa học
Sinh con khiến cho cơ thể mẹ suy kiệt nhiều, bởi vậy sau khi sinh, mẹ cần nghỉ ngơi thường xuyên để cơ thể chóng phục hồi. Nếu không nguồn sữa sẽ rất khó đảm bảo vì cơ thể mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi.
Sinh mổ
Dù phương pháp sinh mổ vẫn đảm bảo con được lớn lên bằng nguồn sữa mẹ nhưng ban đầu việc tiết sữa có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân là khi sinh mổ mẹ cần dùng đến kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Mất sữa khi đang cho con bú là hiện tượng mà nhiều mẹ gặp phải. Dù vậy mẹ cũng không nên lo lắng mà hãy tìm ra nguyên nhân gây mất sữa để tìm cách xử lý kịp thời. Mong rằng với bài viết giải đáp ăn lá lốt có mất sữa không cùng những nguyên nhân gây mất sữa đã đem đến thông tin tham khảo hữu ích cho mẹ.
Bài viết cùng chuyên mục: